TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.
10:01, 08/11/2024

Gỗ tự nhiên có lượng lớn nước trong thớ gỗ và theo thời gian nước sẽ giảm đi làm cho kích thước gỗ hụt so với ban đầu. Điều này dẫn tới việc các sản phẩm đồ gỗ khi sản xuất thành phẩm bằng gỗ chưa sấy sau khi sử dụng lượng nước bay hơi sẽ dẫn đến cong vênh, nứt nẻ hay nấm mốc. Những lỗi này làm cho đồ gỗ giảm tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng, độ bền bỉ và sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, sấy gỗ là cần thiết giúp cho kích thước của phôi gỗ về ổn định, từ đó việc sản xuất cũng dễ dàng.

Thời gian sấy gỗ không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp sấy, độ dày của gỗ, chủng loại gỗ và mục đích dùng gỗ để làm sản phẩm đồ gỗ nào bởi mỗi loại gỗ có kết cấu và đặc tính, lượng nước trong gỗ, độ dày vỏ, tỷ trọng gỗ, khả năng hấp thụ và giải phóng độ ẩm khác nhau. Các loại gỗ cứng tự nhiên có quy trình sấy khác với gỗ mềm như gỗ thông, gỗ bạch dương,.. Do đó ngoài việc đảm bảo thời gian, nhiệt độ sấy, các bước sấy phải được điều chỉnh phù hợp với từng loại gỗ để tránh gây biến dạng và nứt nẻ gỗ. Việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm cũng cần được quan tâm để tăng tính chính xác. 

Tiêu chuẩn TCVN 13706:2023 Gỗ sấy - Phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra hướng dẫn việc phân hạng chất lượng gỗ sấy thành 5 hạng theo mức chênh lệch độ ẩm so với độ ẩm mục tiêu và mức chênh lệch độ ẩm theo chiều dày gỗ sấy.

Tiêu chuẩn quy định 2 phương pháp đó là sử dụng ẩm kế điện trở có cặp đầu đo được sơn cách điện để đo độ ẩm và mức chênh lệch độ ẩm theo chiều dày gỗ sấy tối đa 80 mm với độ ẩm từ 7 % đến 28 % mà không cần cắt phá hủy mẫu. Phương pháp cân - sấy được áp dụng để đo độ ẩm gỗ sấy ở bất kỳ độ ẩm nào khi yêu cầu độ chính xác cao hoặc khi kiểm tra độ chính xác của phương pháp sử dụng ẩm kế.

Về nguyên tắc, phương pháp xác định độ ẩm bằng ẩm kế điện trở đo độ ẩm gỗ sấy dựa trên mối liên quan giữa độ ẩm gỗ với khả năng dẫn hoặc cản trở dòng điện của gỗ. Biểu thị kết quả bằng cách tính toán giá trị trung bình số học của các phép đo riêng lẻ và biểu thị độ ẩm trung bình MCa (%) của lô gỗ sấy hoặc của 1 mẫu gỗ sấy, chính xác tới 1 %.

Phương pháp xác định độ ẩm bằng cân - sấy đo độ ẩm gỗ sấy dựa trên nguyên tắc đo mức độ giảm khối lượng mẫu gỗ khi được sấy khô kiệt trong thiết bị sấy mẫu kiểm tra. Việc lấy mẫu gỗ sấy cho mục đích phân hạng chất lượng theo mức chênh lệch độ ẩm so với độ ẩm mục tiêu, lấy mẫu kiểm tra để được thực hiện ngẫu nhiên tương tự như quy định trong tiêu chuẩn này. Lưu ý mẫu kiểm tra không chứa vỏ, bụi bẩn và khuyết tật có thể nhận biết bằng mắt thường. Kết quả độ ẩm trung bình của lô gỗ sấy là giá trị trung bình số học các kết quả đo độ ẩm của mẫu kiểm tra và được biểu thị chính xác tới 1 %.

R
Sấy gỗ theo tiêu chuẩn giúp đảm bảo chất lượng, độ bền cao (Ảnh minh họa).

Phương pháp xác định mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ bằng ẩm kế điện trở xác định mức chênh lệch độ ẩm dựa trên nguyên tắc đo độ ẩm bằng ẩm kế điện trở tại vị trí bề mặt và tâm gỗ sấy sau đó tính toán sự khác biệt độ ẩm giữa hai vị trí này. Việc lấy mẫu gỗ sấy để kiểm tra được thực hiện ngẫu nhiên và tương tự như quy định. Mẫu đã lấy để đo độ ẩm cũng được sử dụng lại để xác định mức chênh lệch độ ẩm. Kết quả biểu thị là mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ trung bình của lô gỗ sấy là giá trị trung bình số học các kết quả đo mức chênh lệch độ ẩm trong các mẫu kiểm tra và được biểu thị chính xác tới 1 %.

Phân hạng chất lượng gỗ sấy theo mức chênh lệch độ ẩm so với độ ẩm mục tiêu chất lượng của gỗ sấy được phân thành 5 hạng theo tiêu chí mức chênh lệch độ ẩm so với độ ẩm mục tiêu và các tiêu chí khác, bao gồm: Hạng A ứng dụng cho mục đích đặc biệt với những yêu cầu chất lượng sấy đặc biệt; Hạng B ứng dụng cho những nơi mà yêu cầu chất lượng sấy được kiểm soát rất chặt chẽ để hạn chế biến dạng do sự thay đổi độ ẩm thăng bằng; Hạng C ứng dụng cho những yêu cầu chất lượng sấy cao nhưng môi trường sử dụng cuối cùng đã được xác định rõ ràng; Hạng D ứng dụng cho những môi trường sử dụng cuối cùng đã được xác định rõ ràng nhưng chất lượng gỗ sấy không cần được quan tâm; Hạng E ứng dụng cho những môi trường sử dụng cuối cùng mà có thể chấp nhận sản phẩm có độ ẩm không cần đồng nhất và chất lượng gỗ sấy không yêu cầu cao.

Xác định độ ẩm của từng mẫu gỗ sấy riêng biệt được thực hiện như quy định cho phương pháp xác định độ ẩm bằng ẩm kế điện trở, hoặc được tiến hành như quy định cho phương pháp xác định độ ẩm bằng cân - sấy. Chất lượng gỗ sấy được phân hạng thông qua mức chênh lệch tối đa cho phép của các giá trị đo độ ẩm từng mẫu gỗ sấy riêng lẻ so với độ ẩm mục tiêu.

Phân hạng chất lượng gỗ sấy theo mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ, khi gỗ được sấy khô, thường có sự chênh lệch độ ẩm giữa bên ngoài bề mặt và bên trong tâm gỗ. Sự chênh lệch độ ẩm này hay còn gọi là dốc ẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến gỗ trong quá trình sử dụng hay quá trình gia công (ví dụ như phay, xẻ lại).

Để xác định mức chênh lệch độ ẩm của từng mẫu gỗ sấy riêng biệt, việc đo cần được thực hiện ở hai vị trí bề mặt (MC1/6) và trong tâm (MC1/2) ở cùng vị trí mặt cắt ngang của mẫu theo quy định. Chất lượng gỗ sấy được phân hạng thông qua các giá trị đo mức chênh lệch độ ẩm trong từng mẫu gỗ sấy được coi như một hàm số của độ ẩm mục tiêu. Theo đó, kiện gỗ không đạt chất lượng mong muốn phải được sấy và đánh giá lại hoặc đưa vào hạng chất lượng thấp hơn.

Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn khi kết thúc thử nghiệm việc báo cáo phải có đầy đủ thông tin viện dẫn tiêu chuẩn này; Các chi tiết liên quan đến lấy mẫu; Phương pháp thử đã sử dụng; Các đặc điểm của ẩm kế điện trở; Các kết quả thử được tính theo giá trị thống kê; Các kết quả phân hạng chất lượng (nếu có); Ngày thử nghiệm; Tên tổ chức tiến hành thử nghiệm.

Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh:https://palletgovuduc.com/). 

https://vietq.vn/tcvn-137062023-phan-hang-theo-muc-chenh-lech-do-am-cua-go-say-d227032.html

Pháp lý xây dựng

Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho vật liệu xây dựng

Đây là một trong những đóng góp quan trọng từ phía đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... tham gia tại Hội nghị lấy ý kiến đối với Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới” do Bộ Xây dựng tổ chức.

Khắc phục tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao

Hiện nay, giá một số loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san lấp, đắp nền đường... đang tăng cao bất thường, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng gửi tới các Bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh việc này.

Giá sỏi xây dựng dự kiến tăng khoảng 10% so với năm 2024

Sỏi là vật liệu xây dựng đa năng được ứng dụng phổ biến trong các hạng mục như sản xuất bê tông, rải đường, làm nền móng và trang trí cảnh quan. Theo dự báo trong năm 2025, giá sỏi xây dựng sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2024.

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ ra sao khi các tỉnh thành đã sáp nhập?

Việc các tỉnh thành sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vật liệu xây dựng? Liệu có đợt tăng giá mạnh các loại vật liệu xây dựng trong tháng 07/2025? Những phân tích và dự báo dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn tổng quát về thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 7 và những tháng tiếp theo trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh