Emagazine

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - Người nhận diện đô thị Việt Nam đương đại

Mấy mươi năm học tập và làm việc ở nước ngoài, Tiến sĩ khoa học - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn vẫn luôn hướng về quê nhà, dành phần lớn thời gian bắt tay quy hoạch dự án lớn trong nước.

Định hình xu thế kiến trúc nội thất Mang phong cách Việt

Kiến trúc nội thất không chỉ đơn thuần là việc bài trí nội thất, mà còn là “nghệ thuật không gian” đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những không gian sống có giá trị thẩm mỹ, tiện nghi và an toàn. Trong đó, sự phát triển trong lĩnh vực kiến trúc hiện nay đã góp phần đưa ngành nội thất phát triển vượt bậc. Vì vậy, định hình xu thế nội thất Việt là một trong những chiến lược lâu dài và cần có sự định hướng đúng đắn ngay từ những bước đi đầu tiên.

Công trình xanh Việt Nam – những chặng đường phát triển

(KTVN 242) – Khái niệm công trình xanh đã xuất hiện trong ngành xây dựng Việt Nam khoảng 15 năm. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng… trào lưu công trình xanh tại các nước phát triển được xem là mô hình lý tưởng cho các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, sự quan tâm dành cho công trình xanh đang ngày càng tăng khi chủ đề này đang được xuất hiện trong rất nhiều các sự kiện, hội thảo cũng như các chính sách phát triển xây dựng của nhà nước và các công trình xây dựng xanh của các nhà phát triển bất động sản. Có thể thấy rõ được sự nỗ lực của các bên trong việc lan tỏa khái niệm công trình xanh ở Việt Nam. Để đạt được những bước tiến như hiện nay Công trình xanh Việt Nam đã trải qua những chặng đường phát triển nào?

Kiến trúc làng trong dòng xoáy đô thị hóa

(KTVN 242) – Chưa khi nào câu chuyện về xây dựng nông thôn lại được bàn đến nhiều như bây giờ. Từ trong các Nghị quyết quan trọng có tính chiến lược của Đảng, các kỳ họp của Quốc hội, các chương trình hành động của Chính phủ cho đến các hội thảo của giới kiến trúc quy hoạch.

Công tác thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực quản lý trong quy hoạch, xây dựng

(KTVN 242) – Công tác thanh tra luôn góp phần quan trọng trong việc thực hiện pháp luật xây dựng; bảo đảm trật tự, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và bất động sản. Trước thềm năm mới Quý Mão 2023, Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã có những chia sẻ về kết quả của công tác thanh tra, chất lượng đoàn thanh tra trong năm 2022 và những kế hoạch sắp tới để phát huy tốt hơn vai trò của Thanh tra trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và bất động sản. Trân trọng giới thiệu tới độc giả!

Viện Kiến trúc Quốc gia với tâm thế mới, vận hội mới

(KTVN 242) – Trước thềm năm mới Quý Mão 2023, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) về những định hướng, kế hoạch phát triển đơn vị trong giai đoạn tới. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn: Cơ hội và Thách thức

(KTVN) – Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với hạn chế về địa hình phức tạp, dân cư sinh sống không tập trung. Tuy nhiên, Lạng Sơn lại sở hữu vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là nút giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế và cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước ASEAN qua 2 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Chính những tiềm năng sẵn có này đã tạo cho Lạng Sơn thế và lực để vươn mình bứt phá.

Xây dựng và quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn – Những tồn tại và giải pháp

(KTVN 241) – Nội dung quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn đã được quy định chi tiết trong Luật Kiến trúc và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau hơn 2 năm thực hiện việc triển khai xây dựng quy chế quản lý kiến trúc nói chung cũng như quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn tại các địa phương vẫn còn chậm chạp, chưa được quan tâm triển khai, nhiều địa phương vẫn còn nằm ở giai đoạn nghiên cứu.

Phát triển vật liệu xây dựng theo xu hướng xanh hướng đi cần thiết của ngành xây dựng Việt Nam

(KTVN) – Tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và môi trường, đang là những vấn đề đặc biệt quan tâm của mỗi quốc gia trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Trong đó, đặc biệt chú ý tới nền kinh tế không chỉ thuần túy phát triển theo hướng tuyến tính, mà cần theo hướng tuần hoàn – Ở đó, mọi sản phẩm vật chất cho xã hội, luôn có xu thế tái tạo, trên cơ sở tận dụng các nguồn phế thải cả vô cơ lẫn hữu cơ. Không những vậy, chúng còn cần phải thỏa mãn là những sản phẩm xanh, ít độc hại, thân thiện với con người và môi trường…đem lại mọi sự kiến tạo và phát triển một cách bền vững.

Phát triển nhà ở xã hội cần sự vào cuộc đồng bộ

Việt Nam đã trải qua 10 năm triển khai Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, với mục tiêu chính đến năm 2020, xây dựng thêm ít nhất 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội tại khu vực đô thị. Hiện nay, công cuộc này đã bước sang một giai đoạn mới. Qua quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, phù hợp hơn trong giai đoạn mới. Đồng thời, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội. Luận bàn xung quanh vấn đề này, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã thực hiện cuộc phỏng vấn với KTS Nguyễn Phú Đức.

Nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp: Bài học quốc tế

Việt Nam chúng ta đang cố gắng phát triển loại hình nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Đây là chủ trương lớn của Nhà nước không chỉ ở hiện tại mà có lịch sử lâu dài trong tiến trình đô thị hoá tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn sau chiến tranh, lập lại hoà bình, khôi phục kinh tế với đặc thù kinh tế tập trung bao cấp theo mô hình Xô-viết trước 1980. Mặc dù mang lại phúc lợi nhà ở to lớn cho phần lớn những cư dân đô thị vốn làm việc trong bộ máy (cán bộ, công nhân viên, quân đội, công an…), nhưng mô hình này không đề cập trong bài viết này bởi bối cảnh kinh tế xã hội đã chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường, do vậy bài viết đề cập tới các bài học từ các quốc gia có bối cảnh tương tự.

Nguồn lực phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp – Đâu là giải pháp?

(KTVN 240) – Chính sách quốc gia về xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn, cấp thiết và đậm tính nhân văn. Sự cố gắng từ Chính phủ đến các cơ quan quản lý chuyên ngành đã được thể hiện qua nhiều chính sách, chương trình, mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, thành quả và hiệu quả đạt được thời gian qua chưa cao. Trong khi nhu cầu xã hội ngày càng cao, đòi hỏi cấp bách hơn.

Những vấn đề đặt ra khi thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội

(KTVN 240) – Muốn đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở, việc hoàn thiện cơ chế phù hợp và thực thi đúng chính sách là vấn đề cấp thiết. Qua đó, tạo động lực phát triển những loại hình như nhà ở xã hội và “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của đa số người dân trong xã hội – người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người mới lập nghiệp, mới lập gia đình, công nhân lao động và người nhập cư. Để tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn mới, cần tập trung tháo gỡ các “vướng mắc, bất cập” của một số quy định hiện hành và bổ sung các cơ chế chính sách mới.
PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi