Sự kiện nổi bật
Achitect Blog
Ngày trở về của Người Hà Nội
Mỗi khi tháng Mười tới Hà Nội, ai cũng chút xốn xang: “Không thể nói trời không trong hơn. Và mắt em xanh khác ngày thường. Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy. Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường.” (Nhạc Nguyễn Thành, thơ Tạ Hữu Yên). Tháng Mười Hà Nội với tôi thiêng liêng, trang trọng vô cùng.
Thừa Thiên Huế phát triển thành đô thị trực thuộc Trung Ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô
Thừa Thiên Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Các yếu tố đặc thù về di sản của đô thị Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Định hướng thiết kế văn phòng cho doanh nghiệp và lực lượng lao động Gen Z
Trong bối cảnh hiện đại, khi thế hệ Gen Z bắt đầu chiếm lĩnh thị trường lao động, việc thiết kế một văn phòng làm việc không chỉ đơn thuần là xây dựng một không gian làm việc nữa mà còn là việc tạo ra một môi trường kích thích sự sáng tạo, tương tác và phát triển cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, nơi mà việc thu hút và giữ chân nhân tài trở thành một thách thức lớn. Từ góc độ của một nhà thiết kế nội thất và một nhà tâm lý học, việc thiết kế kiến trúc văn phòng cho doanh nghiệp cần phải hướng đến việc hiểu và đáp ứng những đặc tính và nhu cầu của lực lượng lao động tương lai.
Phát triển du lịch bền vững: Sự cân đối hài hòa của hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong du lịch
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia và khu vực. Để phát triển bền vững ngành du lịch, không thể phủ nhận vai trò của hai yếu tố cơ bản: cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm. Dưới góc nhìn của một người làm quy hoạch chiến lược, việc đầu tư và phát triển cân đối giữa hai yếu tố này sẽ là chìa khóa cho sự thành công của ngành du lịch.
Quản trị rủi ro từ dịch vụ tư vấn thiết kế
Trong bối cảnh phát triển kinh tế không ngừng của Việt Nam, các doanh nghiệp tư vấn thiết kế đang đứng trước những cơ hội lớn để mở rộng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, những rủi ro tiềm ẩn cũng luôn hiện diện, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả. Việc nhận diện và quản lý rủi ro không chỉ giúp các doanh nghiệp đảm bảo sự an toàn trong hoạt động mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Cảnh quan vườn Huế từ góc nhìn quốc tế
Vườn Huế là di sản quan trọng trong hệ thống các Di sản của Huế. Từ nghiên cứu cách đây 25 năm của GS.KTS cảnh quan Kimberlee Stryker (ĐH California, Berkeley) tại Huế "Listening to the Gardens of Hue, Vietnam", Huế hoàn toàn có thể đi tiếp để chứng minh một giá trị lớn hơn thế: Đóng gói các triết lý về nhân sinh quan Người Việt ẩn trong mô hình vườn truyền thống.
Từ kiến trúc bệnh viện đến quy hoạch phức hợp công trình y tế và khu đô thị sức khỏe
Quá trình phát triển kiến trúc công trình y tế đã và đang có những thay đổi lớn về tư duy thiết kế và mục tiêu phục vụ cộng đồng, trong đó ngày càng yêu cầu trình độ cao của KTS về kiến thức cũng như tư duy quy hoạch, để phối hợp với giải pháp kiến trúc. Bài viết này xem xét một điển cứu của xu thế này, thông qua việc phát triển tư duy từ kiến trúc bệnh viện đến kiến trúc & quy hoạch phức hợp công trình y tế và khu đô thị sức khỏe trong vài thập niên qua và sắp tới, bàn luận thêm về vai trò quan trọng của tư duy quy hoạch trong công tác hành nghề kiến trúc, qua đó nêu lên các vấn đề cần được cải tổ trong việc đào tạo và tổ chức hành nghề kiến trúc sư trong tương lai.
Cần định vị nghề kiến trúc sư chuyên nghiệp tại Việt Nam
Luật Kiến trúc, có nội hàm quan trọng về hành nghề KTS, chính thức đi vào cuộc sống kể từ 1/7/2020. Luật Kiến trúc nhằm luật hoá trách nhiệm và quyền tổ chức chịu trách nhiệm trước cộng đồng của giới KTS hành nghề tư vấn kiến trúc chuyên nghiệp Việt Nam (sau đây gọi tắt là KTSCN – professional architect). Sự đổi mới môi trường hành nghề chắc chắn cần một thái độ mới tương thích, để có chất lượng làm nghề hiệu quả nhất. Không chỉ riêng giới KTS, mà còn từ nhiều phía. Tuy nhiên, ở đây, sẽ suy xét riêng góc độ của KTSCN.
Đô thị biển Việt Nam – Động lực phát triển
Việt Nam hiện có khoảng 40 đô thị biển, trong đó đô thị biển lớn nhất là TPHCM và cũng là đô thị lớn nhất cả nước. Đô thị biển Việt Nam bắt đầu phát triển theo hướng làm rõ động lực kinh tế của từng đô thị như: du lịch, khai thác dầu khí, hàng hải, đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản.
Di sản công nghiệp – Cách tiếp cận mới trong “nhận diện công trình kiến trúc có giá trị”
Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 đã được Quốc Hội phê chuẩn và đã có hiệu lực bắt đầu từ năm 2020. Trong Luật đề cập đến khái niệm “Công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật (được cấp có thẩm quyền phê duyệt)” (Điều 3, Khoản 5), theo đó UBND cấp tỉnh cần tổ chức rà soát, đánh giá, lập và bổ sung vào danh mục các công trình kiến trúc có giá trị để tổ chức quản lý (Điều 13, Khoản 2, 3), nhằm bảo vệ, giữ gìn, tu bổ và khai thác một cách hợp lý. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc “Xây dựng định hướng kiến trúc Việt Nam” (Điều 6, Khoản 1, điểm a) làm kim chỉ nam cho sự phát triển kiến trúc và môi trường không gian cho các đô thị và nông thôn trên toàn quốc.
Tác động tích cực nào cho sự phát triển nền kiến trúc Việt Nam đương đại?
Cũng như mọi nguồn tài nguyên quốc gia, nghệ thuật kiến trúc Việt Nam luôn được quan tâm thúc đẩy phát triển sao cho tích cực và đúng hướng. Vừa qua, Luật Kiến trúc đã chính thức đi vào cuộc sống (1/7/2020). Tất cả nhằm cải thiện ngày càng tốt hơn môi trường làm nghề để kiến trúc có sự phát triển đúng hướng, lành mạnh, tiếp tục tạo dựng những giá trị mới cho nền kiến trúc Việt Nam đương đại. Việc ghi nhận và tôn vinh những nghiên cứu phát hiện giá trị các công trình kiến trúc nhiều thể loại đã được xây dựng có giá trị trong những mốc thời gian nhất định một cách nghiêm túc là cần thiết và sẽ góp phần vào việc đánh giá, nhận dạng và thúc đẩy những giá trị kiến trúc nền tảng cần được tiếp nhận và phát huy theo những lớp thời gian. Đó cũng là mong muốn của Tạp chí Kiến trúc Việt Nam thông qua đề xuất của KTS Nguyễn Văn Tất. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Kinh nghiệm về định hướng và chính sách kiến trúc ở châu Âu và Mỹ
Năm 2002, Định hướng Phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg, đề ra một số giải pháp về phát triến kiến trúc. Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, kiến trúc đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất và lượng, không gian cảnh quan kiến trúc ngày một đẹp hơn, được hoàn thiện, nâng cao, thích ứng môi trường đô thị, phát triển bền vững.