Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Hà Nam là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý – văn hóa khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng và là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến. Hiện nay, tại Hà Nam vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật và tâm linh...
18:43, 19/09/2024

Nơi ghi dấu những giá trị lịch sử

Đền Trần Thương thuộc xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nơi đây thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các tướng lĩnh có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông ở thế kỷ XIII. Đền Trần Thương là công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo mang phong cách nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, được xây dựng vào thời hậu Lê, tương truyền nằm trên kho lương của nhà Trần.

Đền Trần Thương nằm trên thế đất nơi 6 dòng sông nhỏ chụm đầu gọi là “lục đầu khê”. Nhờ đó, Trần Hưng Đạo đã chọn khu vực này là một trong 6 địa điểm cất giữ kho lương vào năm 1285.
Đền Trần Thương nằm trên thế đất nơi 6 dòng sông nhỏ chụm đầu gọi là “lục đầu khê”. Do đó, Trần Hưng Đạo đã chọn khu vực này là một trong 6 địa điểm cất giữ kho lương vào năm 1285 (Ảnh: Hoàng Hà).

Đền Trần Thương tọa trên thế đất “hình nhân bái tướng”, tuân thủ thuật phong thủy: mặt hướng chính Nam, phía trước sông Trần Thương tụ thủy, phía sau tựa vào một hòn giả sơn tựa như núi đất có nhiều cây cổ thụ. Trên bức đại tự phần cổ lâu tòa thiêu hương có 4 chữ Hán “Phong vân trường hộ” có nghĩa ngôi đền thiêng Trần Thương được “Gió mây mãi che chở”.

Thời mới xây dựng, trong khuôn viên đền không có công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng nào phối thờ. Tuy nhiên, để thỏa mãn nhu cầu tâm linh về người Mẹ, người dân Trần Thương đã xây điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở phía sau đền Trần Thương. Cũng ở phía sau đền, còn có thêm công trình tâm linh mới là Đại Giác thiền tự và Cung Phật hoàng Trần Nhân Tông. Điều này đã tạo thêm sự độc đáo cho quần thể di tích đền Trần Thương với Thánh (tiền) - Mẫu (giữa) - Phật (hậu). Đền Trần Thương với thần chủ Đức Thánh Trần đã linh thiêng, nay thêm điện Tam tòa Thánh Mẫu cùng chùa Đại Giác và cung Phật hoàng càng thêm thu hút con nhang, phật tử và du khách mọi miền về cầu tài lộc, phúc đức.

Từ 2010 trở về trước, hằng năm, đền Trần Thương duy trì hai kỳ lễ hội là lễ hội đầu năm và lễ hội tháng Tám nhằm ngày giỗ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Năm 2010, chính quyền và nhân dân Lý Nhân đã có một sáng tạo văn hóa mới là tổ chức lễ phát lương cho du khách vào dịp lễ hội đầu năm rằm tháng Giêng với tên gọi chính thức là “Lễ Phát lương thảo cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa và tưởng niệm Trần Hưng Đạo”, còn tên thường gọi là Lễ Phát lương đền Trần Thương; thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương.

Cứ đến các dịp Lễ hội tại đền Trần Thương lại thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái
Cứ đến các dịp Lễ hội tại đền Trần Thương lại thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái (Ảnh: Báo Hà Nam).

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ đặc sắc, đền Trần Thương là một điểm du lịch ấn tượng của Hà Nam. Từ đây có thể kết nối du lịch với các khu di tích lịch sử nhà Trần ở Thái Bình, Nam Định và các di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh.

Từ 2009, khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể về Di tích Lịch sử, Văn hóa đền Trần Thương, nhiều công trình bổ trợ, hệ thống đường giao thông đã được xây dựng tạo thuận lợi cho du khách về chiêm bái và tham quan di tích...

Tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp

Trong những năm qua, mặc dù đền Trần Thương và lễ hội tại di tích đã luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam quan tâm bảo tồn, nhằm phát huy tốt giá trị của di tích đền. Song để có thể phát huy hơn nữa lợi thế và các giá trị văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, nhất là trong phát triển du lịch, Ban Quản lý Di tích đền Trần Thương cần đẩy mạnh việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa đa dạng, phong phú của vùng đất và con người Lý Nhân nói chung và vùng đất Trần Thương nói riêng phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá di tích; có sự nhận diện sâu sắc hơn các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, từ đó có các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích trong hoạt động tu bổ, tôn tạo; kết nối tuyến du lịch đền Trần Thương với các di tích trên địa bàn huyện, như: đền Bà Vũ (xã Chân Lý); đền văn từ Vĩnh Trụ (thị trấn Vĩnh Trụ); đình Văn Xá (xã Đức Lý); Khu tưởng niệm Nhà văn, Liệt sỹ Nam Cao, trải nghiệm khu vực trồng chuối ngự và làng cá kho (xã Hòa Hậu); cùng với các di tích khác có liên quan, có lợi thế của Hà Nam để hình thành các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bên cạnh đó, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên giỏi về nghiệp vụ, am hiểu về tiểu sử, hành trang, công trạng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các giá trị lịch sử, văn hóa đền Trần Thương và một số di tích khác ở Hà Nam gắn với tour, tuyến du lịch; thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý, khai thác, quảng bá và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương.

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Nhằm đánh giá toàn diện về nội dung, giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian”.

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung

Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là hạng mục Khu tưởng niệm (Khu A) được triển khai ngày 2/11/2023 trên diện tích 6,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi