Hà Nam: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão

Hà Nam: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão

(Vietnamarchi) - UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành công văn số 1808/UBND-NNTNMT ngày 11/9/2024 chỉ đạo sở ngành và các đơn vi liên quan trên địa bàn tỉnh về việc tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão.
20:23, 11/09/2024

 

Các lực lượng chức năng nỗ lực khắc phục, gia cố tại điểm sạt trượt trên tuyến đê hữu Hồng thuộc xã Tiến Thắng.
Công tác khắc phục lũ lụt, gia cố tại các điểm sạt trượt​ đang được tỉnh Hà Nam triển khai (Ảnh: Báo Hà Nam).

Theo đó, các Sở, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 1273-CV/TU ngày 10/9/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các Văn bản của UBND tỉnh về theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó, khắc phục với tình hình mưa lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh (Công văn số 1788/UBND-NNTNMT ngày 09/9/2024; Công văn số 1800/UBND-NNTNMT ngày 10/9/2024), đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân, doanh nghiệp, nhà nước và một số nội dung cụ thể sau:

1. Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở.

2. Tập trung chỉ đạo xử lý, khắc phục ngay các nhà ở của dân, lớp học bị hư hỏng do bão gây ra; giải tỏa cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường; khắc phục kịp thời các sự cố về điện, nước sạch, viễn thông,… để đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ, ngập lụt.

3. Chỉ đạo vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi (kênh mương, trạm bơm tiêu, thoát nước) đã có và lắp đặt các trạm bơm dã chiến tại các điểm bị ngập úng để tiêu thoát nước, không để ngập úng ở khu vực dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, …; tiếp tục huy động nhân lực, vật tư khẩn trương đắp các bao tải đất, cát chống nước tràn từ các hệ thống sông, công trình thủy lợi vào các khu vực dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

4. Khẩn trương kiểm tra, rà soát, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, gia cố hệ thống công trình thủy lợi, đê điều; chỉ đạo các lực lượng trực 24/24 giờ, nhất là các vị trí xung yếu, các vị trí có nguy cơ xảy ra sạt lở,…; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

5. Kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực ngập lụt, khu vực có nguy cơ sạt lở. Chỉ đạo rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các cầu giao thông trên địa bàn.

6. Xây dựng phương án xử lý bảo đảm an toàn đối với các khu dân cư ven sông, khu dân cư có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở trên địa bàn tỉnh; khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng ngập lụt về nơi an toàn để bảo đảm an toàn về người và tài sản cho Nhân dân. Chỉ đạo chuẩn bị, cung ứng đầy đủ các điều kiện sinh hoạt về thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm cho người dân tại các địa điểm sơ tán. Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu, vật liệu xây dựng…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để "găm hàng, tăng giá" trên địa bàn tỉnh.

7. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai thu gom, xử lý chất thải, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau bão lũ.

8. Kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng của nhà nước; trong đó giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn, đôn đốc thực hiện; các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có Văn bản báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) trước 10h00 ngày 11/9/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước 15h00 ngày 11/9/2024.

9. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Chủ động huy động nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ để nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh.

- Phân công các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 và ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngập lụt trên địa bàn.

10. Thủ trưởng các Sở, ngành, các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 3 và mưa lũ theo quy định.

Yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị nghiêm túc thực hiện.

Pháp lý xây dựng

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, sáng 3/10, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo & Triển lãm Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 – Phiên Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề: “Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng”. Hội thảo do Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chủ trì.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi