Hà Nội thêm 12 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp thành phố

(Vietnamarchi) - Ngày 27/11/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 6138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội.
15:28, 28/11/2024

Đình Tây Đằng ở góc nhìn kiến trúc cảnh quan. Ảnh tapchikientruc.com.vn

Theo đó, xếp hạng di tích cấp TP đối với 12 di tích, gồm:

Huyện Phúc Thọ có 2 di tích lịch sử văn hóa gồm: Đình Cựu Lục, xã Xuân Đình và cụm di tích quán Đức Ông, quán Cả, văn chỉ Hát Môn, xã Hát Môn; 

Huyện Ba Vì có 10 di tích lịch sử văn hóa gồm: Đình Phố, thị trấn Tây Đằng; Chùa Viên Châu (Thiên Linh tự), xã Cổ Đô; Đình La Thượng, chùa La Thượng, đền thờ Đức Thánh Bà Hoàng Loan Công Chúa, xã Tản Hồng; Chùa Thạch Xá (Thuần Phúc tự), xã Thuần Mỹ; Đình Phú Thịnh và đình Thanh Chiểu, xã Phú Cường; Chùa Thịnh Thôn (Phúc Khánh tự), xã Cam Thượng; Đình Bằng Y, xã Sơn Đà.

UBND TP. Hà Nội giao UBND huyện Phúc Thọ, Ba Vì chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.

UBND các xã có di tích lịch sử ban hành quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ- UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND TP. Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Phúc Thọ, Ba Vì và UBND các xã nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Gỗ và hành trình bảo tồn di sản kiến trúc

Là vật liệu gắn bó mật thiết với truyền thống kiến trúc Việt Nam, gỗ không chỉ hiện diện như một chất liệu xây dựng – mà còn mang theo chiều sâu văn hóa, tâm hồn và cả những ký ức lịch sử. Trong bối cảnh bảo tồn di sản đang trở thành một thách thức, ngày 25/6, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra tọa đàm “Gỗ – Đôi bàn tay hay tâm hồn người thợ”.

Chùa Sa Leng - viên ngọc kiến trúc Khmer giữa lòng Trà Cú

Nằm trên Quốc lộ 54, thuộc ấp Chợ, xã Phước Hưng (Trà Cú, Trà Vinh), chùa Sa Leng hay còn gọi là Kompong Chrây – không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là bảo tàng sống của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Khmer Nam Bộ.

Về thăm đình cổ Mỹ Lương

Đình Mỹ Lương tọa lạc cạnh bờ sông Cái Cối (ấp Lương Nhơn, xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), không chỉ là một công trình kiến trúc tiêu biểu, mà còn là nơi lưu giữ ký ức văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Nam bộ thuở xưa. Đình Mỹ Lương cũng là vật chứng cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Cái Bè nói riêng và Tiền Giang nói chung.

Kiến trúc Việt Nam: Dòng chảy bản sắc qua ngàn năm

Việt Nam, dải đất hình chữ S với lịch sử hàng ngàn năm, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ mà còn mê hoặc du khách bởi một nền kiến trúc đa dạng.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh