Điều chỉnh Quốc lộ 13 trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Điều chỉnh Quốc lộ 13 trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Bộ GTVT cho biết, việc điều chỉnh Quốc lộ 13 thành đường địa phương là cần thiết và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
12:09, 05/01/2024

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 81/VPCP-CN ngày 4/1/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc điều chỉnh Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch, giao thông đường bộ, quản lý tài sản công để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân loại, điều chỉnh đối với đoạn Quốc lộ 13 qua địa bàn tỉnh Bình Dương bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư, khai thác, vận hành các tuyến đường bộ.

Theo Bộ GTVT, việc điều chỉnh Quốc lộ 13 thành đường địa phương là cần thiết và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trước đó, trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quốc lộ 13 được xác định là tuyến đường chính yếu khu vực phía Nam.

Tuyến này nối từ Quốc lộ 1, TP Thủ Đức (TP.HCM), đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Bình Phước) dài 142,2km; được quy hoạch đường cấp II-III với quy mô quy hoạch 4-6 làn xe.

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, mật độ đô thị hóa dọc hai bên tuyến Quốc lộ 13 hiện nay rất cao. Nhiều khu công nghiệp, dân cư, trung tâm thương mại dọc tuyến đã và đang hình thành.

Tuyến đường Quốc lộ 13 hiện đóng vai trò trục chính đô thị, tiếp nối với đường Mỹ Phước - Tân Vạn tại nút giao Bàu Bàng, đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Để tạo thuận lợi, chủ động và thống nhất trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng tuyến Quốc lộ 13, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ GTVT thống nhất điều chỉnh Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh thành đường địa phương.

Theo Bộ GTVT, để tạo điều kiện cho địa phương chủ động, thuận lợi trong đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển đô thị dọc tuyến, việc điều chỉnh Quốc lộ 13 thành đường địa phương là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Vì vậy, Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương thành đường địa phương.

https://tapchixaydung.vn/dieu-chinh-quoc-lo-13-trong-quy-hoach-mang-luoi-duong-bo--20201224000021394.html

Hà Nội: Cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng đường 2,5

Mặc dù, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản xong nhưng Dự án xây dựng đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) vẫn chưa thể triển khai do đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng. UBND Thành phố Hà Nội cần nhanh chóng gia hạn thêm thời gian thực hiện để dự án được triển khai thi công nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Phấn đấu hoàn thành Sân vận động “độc đáo” với kiến trúc “Hoa Đại Ngàn” vào cuối năm 2024

Sân vận động chuẩn quốc tế có ý tưởng thiết kế kiến trúc “Hoa đại ngàn” được hình thành trên những khối hình như những chiếc lá vươn mình đón ánh nắng bình minh, cùng nương tựa, sát cánh, đồng lòng tiến về phía trước, lớp lớp nối tiếp nhau viết lên trang sử vẻ vang, hào hùng của mảnh đất Thái Nguyên đang được gấp rút thi công, đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu vẫn đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành công trình.

Quy hoạch tuyến đường sắt mới dài hơn 400 km đi qua 10 tỉnh thành

Đơn vị tư vấn (Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng GTVT và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP) vừa hoàn thành Báo cáo giữa kỳ lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp các dự án đầu tư công

Hiện nay, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở Quảng Ninh đang bị chậm tiến độ do thiếu vật liệu san lấp, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận:

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi