Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp các dự án đầu tư công

Quảng Ninh: Tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp các dự án đầu tư công

(Vietnamarchi) - Hiện nay, nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở Quảng Ninh đang bị chậm tiến độ do thiếu vật liệu san lấp, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
15:40, 15/03/2024

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung ứng nguồn vật liệu san lấp và kỹ thuật thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc tỉnh, tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhiều dự án hạ tầng giao thông đang bị chậm so với kế hoạch đặt ra.

Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là về nguồn vật liệu san lấp là cát và đất. Đặc biệt tại các dự án: Đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338; đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến cổng tỉnh và dự án đường nối cầu Bến Rừng.

Hiện đang có mỏ đất Trới tại thành phố Hạ Long và mỏ Bắc Sơn tại thành phố Uông Bí hoàn thành thủ tục để khai thác, tuy nhiên công suất khai thác mỏ khó đảm bảo cung cấp đủ đối với các dự án cùng một lúc.

Đối với nguồn đất K95, K98 mới đáp ứng được 3,7 triệu m3 trên nhu cầu trên 6,6 triệu m3, tương đương 55,6% nhu cầu của các dự án.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các chủ đầu tư dự án, đơn vị nhà thầu thi công và các ngành, ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, những khó khăn về nguồn vật liệu phục vụ thi công các dự án hạ tầng không chỉ của riêng Quảng Ninh mà đang là vấn đề chung của nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì cuộc họp

Để đảm bảo nhanh chóng hoàn thành các dự án phục vụ Nhân dân và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ngành và địa phương liên quan tập trung rà soát, phối hợp đẩy nhanh giải quyết hồ sơ pháp lý để cấp phép sớm cho các mỏ đất trong quy hoạch trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật; Nghiên cứu đề xuất Bộ Giao thông vận tải để tỉnh thí điểm sử dụng cát nước mặn phục vụ san lấp thay thế cát sông tại một số dự án.

Đồng thời truyền đi thông điệp tỉnh sẽ thu hồi đối với các mỏ đất được cấp quyền khai thác, khoanh định phục vụ các dự án đầu tư công nếu chủ đầu tư các mỏ không làm được hoặc cản trở, gây ách tắc trong quá trình vận chuyển thi công các dự án.

Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đá để san lấp mặt bằng các dự án, công trình tại tỉnh Quảng Ninh hàng năm rất lớn, bình quân khoảng 130 triệu m3/năm. Theo thống kê giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh cần 640 triệu m3 đất đá cho hoạt động san lấp dự án trọng điểm, đến năm 2025 các dự án đã đăng ký là 595 triệu m3, trung bình là 150 triệu m3/năm. Giai đoạn 2026-2030 là 510 triệu m3.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, qua báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng), các bãi thải mỏ trong tỉnh Quảng Ninh có thể cung cấp nguồn vật liệu san lấp cho các dự án trên địa bàn giai đoạn 2021-2030 là khoảng 965 triệu m3. Đây là nguồn cơ bản đáp ứng phần lớn nhu cầu về vật liệu san lấp ở Quảng Ninh. Đây là nguồn cơ bản đáp ứng phần lớn nhu cầu về vật liệu san lấp ở Quảng Ninh.

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã nghiên cứu, xác định hàng chục vị trí bãi thải mỏ để khai thác, thu hồi làm vật liệu san lấp đưa vào phương án bảo vệ môi trường trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh. Khi các bãi thải mỏ này được khai thác, sẽ góp phần quan trọng để các dự án hạ tầng giao thông của Quảng Ninh không bị thiếu nguồn vật liệu san lấp.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án tổng thể bảo đảm nguồn vật liệu san lấp trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Khi đề án này được thông qua sẽ giải quyết dứt điểm các vướng mắc về vật liệu san lấp phục vụ các dự án trên địa bàn.

Hà Nội: Cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng đường 2,5

Mặc dù, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản xong nhưng Dự án xây dựng đường 2,5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A) vẫn chưa thể triển khai do đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng. UBND Thành phố Hà Nội cần nhanh chóng gia hạn thêm thời gian thực hiện để dự án được triển khai thi công nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Phấn đấu hoàn thành Sân vận động “độc đáo” với kiến trúc “Hoa Đại Ngàn” vào cuối năm 2024

Sân vận động chuẩn quốc tế có ý tưởng thiết kế kiến trúc “Hoa đại ngàn” được hình thành trên những khối hình như những chiếc lá vươn mình đón ánh nắng bình minh, cùng nương tựa, sát cánh, đồng lòng tiến về phía trước, lớp lớp nối tiếp nhau viết lên trang sử vẻ vang, hào hùng của mảnh đất Thái Nguyên đang được gấp rút thi công, đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu vẫn đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành công trình.

Quy hoạch tuyến đường sắt mới dài hơn 400 km đi qua 10 tỉnh thành

Đơn vị tư vấn (Liên danh Công ty CP Tư vấn và Xây dựng GTVT và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT - CTCP) vừa hoàn thành Báo cáo giữa kỳ lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW ngày 23/2/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận:

Cầu vượt đường vành đai Đông Bắc thành phố Bắc Giang hoàn thành trước kế hoạch 4 tháng

Sau hơn 6 tháng khẩn trương thi công, đến nay, các hạng mục của công trình xây dựng cầu vượt đường vành đai Đông Bắc qua đường Xương Giang, thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) đã hoàn thành toàn bộ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi