Chùa Bãi “Linh Châu tự” đón Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

Chùa Bãi “Linh Châu tự” đón Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

Chùa Bãi "Linh Châu tự" tọa lạc tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa được đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
16:35, 11/04/2025

Mới đây, tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Chùa Bãi “Linh Châu Tự”. 

Phát biểu tại Lễ đón nhận, đồng chí Nguyễn Trung Thuận – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền xã Dương Liễu tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của Nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá di tích chùa Bãi “Linh Châu tự”. Đặc biệt, tăng cường bảo vệ cảnh quan, không gian di tích; cùng chung tay để di tích ngày một khang trang, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu sinh hoạt tâm linh của Nhân dân địa phương cũng như trong khu vực; xa hơn nữa chùa Bãi sẽ trở thành điểm đến du lịch, nơi tham quan, học tập của du khách trong và ngoài huyện.

Đồng chí Trần Văn Nghĩa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Đức trao Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố cho chùa Bãi “Linh Châu tự”  (Ảnh: CQĐTHĐ).

Chùa Bãi “Linh Châu tự” là công trình tôn giáo thờ Phật, từ khi khởi dựng cho đến ngày nay, chùa đã trải qua nhiều thay đổi, trùng tu, đến triều Khải Định chùa được tu sửa lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay.

Không chỉ là công trình sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, trong chiến tranh chùa Bãi là nơi sơ tán của bệnh viện Việt Đức, nơi ẩn nấp của quân dân trong những trận càn của địch. Hoà bình lập lại, ngôi chùa lại trở về với giá trị nguyên bản, nơi cố kết cộng đồng, thể hiện những mong cầu cho cuộc sống yên bình, tốt đẹp. Có thể nói trong suốt tiến trình hình thành và tồn tại, chùa Bãi “Linh Châu tự” không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà còn đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện rõ nét tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời.

Cụ thể, Chùa Bãi “Linh Châu tự" có lối kiến trúc đơn giản nhưng hệ thống tượng phật bên trong di tích còn lưu giữ được thể hiện đậm nét phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng: hộ pháp, tam thế, quan âm chuẩn đề, tượng cửu long, đức ông… được tạo tác tỉ mỉ, chau chuốt, sống động, các hệ thống hiện vật, đồ thờ như hoành phi, câu đối, bát hương phong phú về kiểu dáng, chất liệu khiến di tích như một bảo tàng thu nhỏ, thể hiện đậm nét văn hoá dân gian xứ Đoài.
Với những giá trị lịch sử tiêu biểu như trên, ngày 26/3/2021 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1457/QĐ-UBND xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật chùa Bãi “Linh Châu tự”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của toàn thể Nhân dân địa phương, là sự ghi nhận, tôn vinh giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật của di tích và thể hiện sự thành kính, tri ân hàng bao thế hệ đã gìn giữ di tích cho đến ngày nay.

 

Pháp lý xây dựng

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Những công trình kiến trúc độc đáo hơn 100 tuổi của TPHCM

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành... không chỉ là những dấu ấn kiến trúc mà còn là những chứng nhân lịch sử, góp phần tạo nên diện mạo đô thị độc đáo và đa dạng của TPHCM.

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

Trấn yểm là việc làm đã có từ xa xưa và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, khu vực. Trấn yểm có liên quan chặt chẽ với những quy định trong phong thủy. Ở Việt Nam, trấn yểm là việc khá phổ biến trong dân gian. Tại Hội An, các hình thức trấn yểm cũng được sử dụng từ lâu đời, hơn nữa còn mang tính giao lưu của các nền văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia.

Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.

Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thiện công tác chuẩn bị phần lễ và chuỗi hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương, được kế thừa, tiếp nối trong đời sống đương đại.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi