Biến “chất thải” thành “tài nguyên”

Sản xuất vật liệu xây dựng xanh từ tro xỉ nhiệt điện:

Biến “chất thải” thành “tài nguyên”

(Vietnamarchi) - Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường (SCL) đã tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại để biến tro xỉ nhiệt điện - một loại chất thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng xanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.
17:01, 16/05/2025

Từ "chất thải" thành "tài nguyên"

Mỗi năm, các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam thải ra lượng lớn tro xỉ, gây áp lực lên môi trường. Nhận thức được tiềm năng của nguồn thải này, SCL đã thu gom và xử lý tro xỉ từ các nhà máy lớn như Phả Lại, Hải Phòng, Uông Bí, Hà Khánh, biến chúng thành tro bay chất lượng cao - nguyên liệu thiết yếu cho sản xuất vật liệu xây dựng xanh như gạch bê tông khí chưng áp (AAC), tấm ALC, vữa khô trộn sẵn, keo dán gạch đá, keo chít mạch và bột bả nội ngoại thất.

bê tông khí
Dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp của SCL công suất 200.000 m3/năm.

Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho rằng, tro xỉ có thể được sử dụng như phụ gia sản xuất xi măng, bê tông, gạch không nung và các loại vật liệu xây dựng khác. Điều này khẳng định tính khả thi và hiệu quả của công nghệ xử lý tro xỉ mà SCL đang áp dụng.

Nâng cao hiệu quả và giảm phát thải

SCL đã đầu tư vào công nghệ xử lý tro xỉ tiên tiến, giúp tách thành phần than chưa cháy hết, giảm hàm lượng cacbon xuống dưới 1%, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công ty sử dụng lò đốt Biomass thay thế than đá, tận dụng nhiệt dư trong quá trình sản xuất, tái sử dụng nước và chất thải rắn, góp phần giảm phát thải khí CO₂ và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định, mô hình của SCL gợi mở hướng đi cho kinh tế tuần hoàn. Đây là lời giải khả thi cho bài toán môi trường từ các nhà máy nhiệt điện.

Mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Sau thành công tại tổ hợp nhà máy ở Phả Lại (Hải Dương), SCL tiếp tục xây dựng nhà máy mới tại Tuy Phong (Bình Thuận) với công suất thiết kế giai đoạn 1 tối thiểu 500.000 tấn/năm. Nhà máy này áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín, xử lý triệt để lượng tro xỉ tồn đọng từ các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, đồng thời sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các nước như Singapore, Mỹ, Úc.

nhà máy tro bay
Tổ hợp nhà máy của SCL xử lý triệt để lượng tro xỉ tồn đọng từ các nhà máy nhiệt điện.

Theo đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng, (Bộ Xây dựng), trong quá trình triển khai dự án tổ hợp nhà máy xử lý tro xỉ tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, SCL đã tổ chức hội thảo và nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia. Đây là một trong những công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực về môi trường cũng như sự ra đời của các sản phẩm vật liệu xanh như cách âm, cách nhiệt, nhẹ và dễ thi công.

Cam kết phát triển bền vững - Hướng tới tương lai xanh

Với những đóng góp tích cực trong việc xử lý chất thải công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng xanh, SCL đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín như Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao và danh hiệu Top 10 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững 2023. Công ty cam kết tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050, góp phần xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững cho Việt Nam.

Pháp lý xây dựng

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Thúc đẩy dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng

Ngày 26/6, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn "Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình". Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 18/6.

Tối hưu hóa vận hành nhà máy xi măng bằng Công nghệ AI

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đang mở ra nhiều cơ hội tối ưu hóa vận hành cho các nhà máy xi măng – một ngành công nghiệp có đặc thù tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị vận hành phức tạp, và yêu cầu kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Trong tương lai gần (2025–2030), AI được dự báo sẽ trở thành một trụ cột trong chuyển đổi số ngành xi măng.

Vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng từ đầu năm 2026

Chiều 18/6, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 425/426 số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
CLB XANH