Ấn tượng kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới sắp mở cửa đón khách miễn phí

Ấn tượng kiến trúc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh và tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bảo tàng chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan miễn phí từ 01/11/2024 đến hết tháng 12/2024 tại địa chỉ Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
14:41, 16/10/2024

Theo đó, ngày 30/09/2024, Thông báo của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Từ ngày 1/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vị trí mới tại Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội sẽ chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024. Trước đó, từ ngày 1/10/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đón và phục vụ khách tham quan thử nghiệm tại vị trí mới này.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai Phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

Toàn cảnh Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2, tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m.

Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. 

Bên cạnh đó, bảo tàng được áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

Hiện tại, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1, đồng thời đơn vị đang tiếp thu các ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học, chỉnh lý và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa với công chúng vào ngày 1/11/2024.

Một số hình ảnh tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (vị trí mới):

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Một số không gian trưng bày bên trong Bảo tàng.

Liên hệ đăng ký tham quan Bảo tàng: 0246.253.1367

Tuyến xe buýt điểm đỗ gần Bảo tàng tại vị trí mới: 71B (BX Mỹ Đình - Xuân Mai); 74 (BX Mỹ Đình - Xuân Khanh); 87 (BX Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai); 88 (BX Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); 107 (Kim Mã - Làng VH DL các Dân tộc Việt Nam); 157 (BX Mỹ Đình - BX Sơn Tây); E05 (Long Biên - KĐT Smart City); E07 (Long Biên - KĐT Smart City); E09 (CV Nước Hồ Tây - KĐT Smart City).

 Bài viết có bổ sung ảnh minh họa (Nguồn ảnh: https://www.qdnd.vn/).

Pháp lý xây dựng

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem như một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

Một bức bình phong đặc sắc tại Hội An

Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.  

Khám phá xưởng đất nung được nhiều giải thưởng kiến trúc

Xưởng đất nung nằm bên dòng sông Thu Bồn của Nghệ nhân ưu tú Lê Đức Hạ được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá, là nơi chốn thân thương được nhiều du khách tìm đến để thỏa sức sáng tạo với “đất-lửa-nước”.

Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

Tây Nguyên là mảnh đất đại ngàn hùng vĩ, nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, người Ê Đê, có nền văn hóa lâu đời, và đã tạo nên một di sản kiến trúc độc đáo và ấn tượng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi