Bài 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lần cuối cùng về thăm quê hương Quan họ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bắc Ninh

Bài 2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lần cuối cùng về thăm quê hương Quan họ

Ngày 24/1/2022, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bắc Ninh tự hào được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm, chúc Tết xuân Nhâm Dần 2022. Đây cũng là lần cuối cùng nhân dân Bắc Ninh được đón bác Nguyễn Phú Trọng về với quê hương Bắc Ninh-Kinh Bắc.
11:07, 23/07/2024

Trong thời khắc xuân đang về, Bắc Ninh vừa tròn 25 năm sau ngày tái lập và cả nước đã đi qua gần nghìn ngày căng mình chống dịch Covid-19. Tôi nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với mái đầu đã bạc, bước đi chậm chãi, phong thái từng trải, trí tuệ  của một con Người đã đi qua gần tám mươi mùa xuân cùng đất nước, dân tộc. Năm ấy, tại Đền Đô, nơi thờ tám vị Vua triều Lý, sau khi dâng hương các bậc tiền nhân khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt, Tổng Bí thư-Bác Trọng thân mật gặp gỡ, thăm hỏi các bô lão, trò chuyện với các cháu thiếu niên, nhi đồng, động viên các nghệ nhân Quan họ đang gìn giữ tinh hoa văn hóa, bản sắc Bắc Ninh...với tình cảm của một người thân về lại quê nhà.

Trên cương vị Tổng Bí thư, người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 5 lần về thăm, làm việc với Bắc Ninh. Ấn tượng của Tổng Bí thư về Bắc Ninh luôn ấm áp, tốt đẹp. Đó là sự trân trọng, tự hào về Bắc Ninh-Kinh Bắc từ nghìn xưa đã nổi tiếng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long, Đông Đô-Hà Nội; có Luy Lâu từng là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo và cổ xưa nhất của Việt Nam; nơi phát tích của Vương triều Lý - triều đại khai mở, phát triển nền văn minh Đại Việt; có nhiều di tích, danh nhân, chiến công chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Đó còn là ấn tượng về Bắc Ninh-Kinh Bắc đã sáng tạo nên một kho tàng các di sản văn hóa đặc sắc; vùng đất trăm nghề với những nghệ nhân vô cùng khéo léo, được mệnh danh là xứ sở của lễ hội dân gian truyền thống. Đặc biệt là Dân ca Quan họ với những làn điệu mượt mà, đằm thắm, bình dị mà uyên bác, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; thể hiện sự hội tụ và kết tinh sinh động, đa dạng các giá trị văn hóa tinh thần và những tài sản quý báu, chứa đựng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng đất và con người "xứ Kinh Bắc".

tỏng bí thư thăm bắc ninh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi, trò chuyện với nhân dân Bắc Ninh (ngày 24/1/2022).

Lần cuối về Bắc Ninh ngày cận Tết Nhâm Dần (2022), trong ấm áp của tình người, tình đồng chí, tình Đảng với Dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận xét và căn dặn: “Trong mọi thời kỳ lịch sử, vùng quê Kinh Bắc - Bắc Ninh đã sản sinh ra những anh tài nhân kiệt, được lịch sử dân tộc ghi danh, là hình ảnh rất rõ nét đại diện cho đặc trưng sĩ phu Bắc Hà về học vấn - nhân cách - khí tiết. Chính vì lẽ đó, tôi rất mong quê hương Bắc Ninh chúng ta sẽ tiếp tục phát huy sao cho mỗi khi nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến một vùng quê giàu đẹp, văn minh, thanh lịch; người Bắc Ninh hào hoa, tài giỏi, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc của "người Kinh Bắc"; cán bộ, đảng viên càng phải hết lòng, hết sức tận tâm, tận lực vì nước, vì dân.

Bắc Ninh đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, tinh thần đổi mới sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động, đưa Bắc Ninh tiếp tục tiến lên mạnh mẽ, phấn đấu đến trước năm 2030, trở thành thành phố có công nghiệp phát triển, hiện đại, văn minh, giàu đẹp, giàu bản sắc, phấn đấu là một trong những tỉnh đi đầu về chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ của nhân dân”.

Nội hàm lời dặn của người lãnh đạo cao nhất Đảng ta chính là muốn các cấp ủy Đảng, chính quyền và mỗi cán bộ Bắc Ninh phải tu dưỡng nhân cách, rèn luyện phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người, lấy cuộc sống no ấm, hạnh phúc của nhân dân là thước đo về năng lực, bản lĩnh, trí tuệ trong công tác lãnh đạo các phong trào cách mạng.

Còn nhớ những tháng năm chưa xa, khi cả nước đang gồng mình chống đại dịch Covid-19, người dân còn hoang mang, âu lo phấp phỏng, bất an thì  Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29-7-2021 như một sự khẳng định, hun đúc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, kết tinh thành sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. Lời hiệu triệu ấy đã ngấm vào mỗi con tim, khối óc, kết tinh thành ý Đảng lòng Dân, trở thành điểm tựa tinh thần, đem lại niềm tin vững chắc cho nhân dân với Đảng, Chính phủ.

Người dân Bắc Ninh hôm nay vẫn luôn nhớ những lần bác Trọng về thăm, những tình cảm của bác như ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn. Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Bắc Ninh tiếp tục phấn đấu xây dựng, kiến tạo một xã hội văn hóa, văn minh, một chính quyền phục vụ nhân dân để dân giàu, nước mạnh, phát triển hùng cường.

Một trái tim lớn vừa ngừng nhịp đập, nhưng một nhân cách như nguồn nước mát trong, như ánh sao lấp lánh sẽ còn mãi trong lòng người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Tròn 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng; luôn thể hiện rõ nhất phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"; suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

tổng bí thư với bắc ninh

 

Pháp lý xây dựng

Sự khác biệt của kiến trúc hiện đại Việt Nam so với kiến trúc hiện đại toàn cầu thời kỳ hậu thuộc địa

Cùng với kiến trúc Liên Xô ở Đông Âu - nơi các kiến trúc sư Nga phát triển kiến trúc hiện đại theo chủ nghĩa kiến tạo với các kiến trúc sư địa phương. Các kiến trúc sư Việt Nam đang phát triển phiên bản kiến trúc hiện đại hậu thuộc địa riêng, từ khi giành được độc lập vào năm 1954, sau đó là quá trình làm việc với các kiến trúc sư Liên Xô từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Bài viết chỉ ra những điểm khác biệt của người Việt và khẳng định Kiến trúc hiện đại Việt Nam từ giữa thế kỷ XX có những giá trị to lớn đối với nền văn hóa, do đó cần được giữ gìn và bảo trì tốt.

Khả năng phát huy các giá trị truyền thống: Nhìn từ những thành công của kiến trúc Việt Nam sau Đổi mới

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cọ sát cạnh tranh của các luồng tư tưởng văn hoá là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kiến trúc luôn bị đặt giữa một nan đề giữa việc biểu đạt tinh thần quốc tế/thời đại và tinh thần địa phương/ lịch sử. Bài báo phân tích và đánh giá các nỗ lực của các kiến trúc sư Việt nam sau năm 1986 trong việc khai thác và kế thừa các giá trị lịch sử truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với cả thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc. Kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong phát triển kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.

TP.HCM: Đề xuất "siêu đề án" chỉnh trang đô thị

Xây dựng đề án để di dời gần 46.500 căn nhà trên và ven sông, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM là đòi hỏi cấp bách từ thực tế.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi