Thanh Hóa: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai

Thanh Hóa: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch. Quy mô quy hoạch là 73,43 ha, thời gian thực hiện trong 10 năm (2024 - 2035), tầm nhìn đến 2055.
09:51, 11/07/2024

Chiều 10/7, Sở VHTTDL Thanh Hoá đã công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc “Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

Hội thề Lũng Nhai tại đồi Bái Chanh trên khu vực núi Pù Me, thuộc làng Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo.

Hội thề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã mở đầu cho những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, giành lại giang sơn đất nước.

Mặc dù có ý nghĩa, giá trị to lớn về mặt văn hóa giáo dục lịch sử và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Bằng Di tích cấp tỉnh nhưng trong những năm qua di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai Nhai vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư xứng tầm.

Trước thực trạng đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch. Quy mô quy hoạch là 73,43 ha, thời gian thực hiện trong 10 năm (2024 - 2035), tầm nhìn đến 2055.

Trong đó, diện tích khu vực bảo vệ (I và II) di tích địa điểm Hội thề Lũng Nhai là 30,12 ha; diện tích kiến nghị bổ sung khu vực bảo vệ (I và II) đối với miếu Phụng Dưỡng, khu mộ Mường là 1,9 ha; khu vực phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch lịch sử - văn hóa - sinh thái là 41,41 ha.

Quy hoạch di tích chia làm 2 khu vực: Khu vực di tích và khu vực phát huy giá trị di tích. Trong đó, khu vực phát huy giá trị di tích tại địa điểm Hội thề Lũng Nhai sẽ bao gồm một số phân khu chức năng như khu đón tiếp - dịch vụ di tích (bố trí bãi đỗ xe, nhà dịch vụ, nhà vệ sinh công cộng, nhà quản lý - đón tiếp; các công trình có quy mô phù hợp với không gian di tích, kiến trúc kiểu dân tộc địa phương).

Khu đón tiếp - dịch vụ sinh thái (phục vụ khu cảnh quan sinh thái thác bảy tầng, gồm các công trình phục vụ cáp treo, dịch vụ du lịch); du lịch sinh thái rừng và thác bảy tầng (giữ nguyên trạng hệ thống cây xanh có giá trị, trồng bổ sung các loại cây địa phương để tạo cảnh dọc tuyến tham quan...).

Khu lưu trú homestay (nhà dân tộc Mường, dân tộc Thái, có trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch)...

Về định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, sẽ tập trung phát triển một số sản phẩm du lịch như văn hóa - lịch sử, sinh thái, cộng đồng.

Đồng thời, hình thành 2 tuyến du lịch gồm: Tuyến du lịch chủ đề (liên kết với khu di tích Lam Kinh tạo thành chuỗi du lịch chủ đề về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn); tuyến du lịch liên huyện (Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, hồ thủy điện, đền thờ Cầm Bá Thước, đền Bà Chúa Thượng ngàn... và các lễ hội truyền thống).

Việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và văn hóa địa phương; tôn vinh công lao to lớn của nghĩa quân Lam Sơn...

Cùng với đó, góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, tạo ra một điểm đến du lịch cho huyện Thường Xuân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.

Việc Phê duyệt Quy hoạch gắn với phát triển du lịch, cũng sẽ là cơ sở để huyện Thường Xuân xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, bảo tồn di tích, sớm đưa nơi đây trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Đặc biệt, việc quy hoạch sẽ giúp địa phương thiết lập mối quan hệ với các điểm du lịch trong vùng, tạo mối quan hệ tương hỗ nhằm phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Pháp lý xây dựng

Bản sắc văn hóa cội nguồn tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tỉnh Phú Thọ đã hoàn thiện công tác chuẩn bị phần lễ và chuỗi hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương, được kế thừa, tiếp nối trong đời sống đương đại.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thăm khu di tích lịch sử Nà Tu

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã đến dâng hương và thăm Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Giữ hồn phố thị trong dòng chảy hiện đại

Hơn một thế kỷ qua, kiến trúc đô thị Đông Dương vẫn là dấu ấn tô điểm cảnh quan nhiều thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt… Các công trình không chỉ phản ánh quá trình giao thoa giữa kiến trúc truyền thống Việt và phong cách phương Tây mà còn chứa đựng giá trị lịch sử, kinh tế quan trọng.

Diện mạo dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng sau trùng tu

Sau một năm trùng tu, dinh thự Hoàng A Tưởng trên cao nguyên trắng Bắc Hà khoác lên màu sơn mới, mái ngói được hạ giải, thay thế viên hư hỏng.

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi