
Chiến lược quản lý tài nguyên nước - Nền tảng bền vững cho nông nghiệp và an sinh xã hội
Đặc biệt, việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Bộ Tài nguyên và Moi trường thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh dấu bước chuyển minh quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Sự thay đổi này mở ra cơ hội để hoạch định và thực thi các chiến lược tổng thể, hiệu quả hơn trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo phát triể nông nghiệp bền vững và an sinh xã hội
Đặc điểm tài nguyên nước
Việt Nam có hệ thống tài nguyên nước phong phú với 108 lưu vực sông và khoảng 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên. Trong số đó, có các hệ thống sông lớn với diện tích lưu vực trên 10.000km2, bào gồm sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Các hệ thống sông này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triể kinh tế - xã hội mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của hàng chục triệu người dân, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội.
Tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm của Việt Nam ước tính khoảng 544.4 tỷ m3, trong đó hơn 97% tập trung ở 19 lưu vực sông và nhóm lưu vực sông lớn. Tuy nhiên, một thực tế đáng chú ý là khoảng hơn 60% lượng nước này có nguồn gốc từ bên ngoài lãnh thổ, phụ thuộc vào các quốc gia thượng nguồn.
Ngoài nước mặt, tài nguyên nước dưới đất cũng đóng vai trò quan trọng với trữ lượng tiềm năng khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Nước ngầm phân bố chủ yếu ở 26 đơn vị chứa nước lớn, tập trung nhiều nhất tại hạ lưu lưu vực sông Hồng - Thái Bình và sông Cửu Long. Đây là hai khu vực có mật độ dân cư cao, phát triển mạnh về nông nghiệp và công nghiệp, dẫn đến nhu cầu khai thác nước ngầm lớn.
Thách thức trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước
Hệ thống quản lý tài nguyên nước của Việt Nam còn nhiều bất cập: Hạ tầng lạc hậu, thất thoát nước cao, ứng dụng công nghệ hạn chế, chính sách chưa đồng bộ và thiếu phối hợp hiệu quả giữa các ngành, địa phương. Nhận thức công đồng về bảo vệ nguồn nước còn thấp, dẫn đến gây ô nhiễm và khai thác bừa bãi.
Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào nguồn nước xuyên biên giới (chiếm hơn 60% tổng lượng nước mặt), làm gia tăng nguy cơ thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, tài nguyên nước suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng do khai thác quá mức, biến đổi dòng chảy tự nhiên và ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt.
Biến đổi khí hậu khiến hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lục và sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở ĐBSCL và miền Trung. Nhu cầu nước ngày càng tăng do phát triển kinh tế, dân số, dẫn đén xung đột trong khai thác giữa các ngành và địa phương.
Để đảm bảo an ninh nguồn nước, Việt Nam cần quản lý tổng hợp và bền vững nguồn nước; xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cơ chế chính sách phù hợp; đầu tư hạ tầng ngành nước đồng bộ, hiện đai, hiệu quả; nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Giải pháp ngắn hạn trong quản lý tài nguyên nước
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều... và các văn bản dưới luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề quy hoạch (quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều...).
Áp dụng phương pháp quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong khai thác, phân bố và bảo vệ nguồn nước. Điều chỉnh quy hoạch phân bổ nguồn nước hợp lý giữa các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt...) và giữa các vùng, đặc biệt ưu tiên các khu vực khan hiếm nước. Thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ việc khai thác nước mặt và nước ngầm nhằm hạn chế tình trạng suy giảm tài nguyên nước.
Nâng cao hiệu quả sự dụng nước trong nông nghiệp. Cải tiến mùa vụ, chọn lúa giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, tiêu hụ ít nước nhưng vấn đảm bảo năng suất. Áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến như tưới nhỏ giọt, phun mưa, tưới tiết kiệm nước để giảm lượng nước sử dụng và thất thoát. Nâng cấp hệ thống kênh mương, hồ chứa để tăng khả năng lưu trữ và phân phối nước hiệu quả.
Quản lý hồ chứa thủy điện hợp lý, khai thác sử dụng nước đủ muej tiêu, ưu tiên hỗ trợ đảm bảo đủ nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng; đồng thời đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa lũ và tránh xả lũ gây ngập lụt vào mùa mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước: Kiểm soát chặt chẽ xả thải từ công nghiệp, làng nghề và nông nghiệp, đặc biệt hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học để bảo vệ nguồn nước mặt và xả nước ngầm. Thu gom, xử lý nước thải đô thị và nông thôn trước khi thải ra sông ngòi, tăng cường xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ứng dụng công nghệ Biochar để xử lý nước thải ở khu vực nông thôn - một giải pháp chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc lọc nước và giảm ô nhiễm hữu cơ.
Xây dựng hẹ thống cảnh báo sớm về hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt nhằm giúp người dân và chính quyền địa phương có phương án ứng phó kịp thời. Xây dựng kịch bản nguồn nước và dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, từ đó đó có giải pháp điều tiết nước phù hợp, đặc biệt trong mùa khô.
Đầu tư hạ tầng thủy lợi và cấp nước sạch: Nâng cấp hệ thống thủy lợi, đê điều, công trình cấp nước sạch. Xây dựng hồ chứa và công trình trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước quy mô lớn; đầu tư các công trình khắc phục hạ thấp mực nước, đảm bảo cấp đủ nước cho các công trình thủy lợi và phục hồi dòng chảy, cải thiện môi trường nước các dòng sông, các hệ thống thủy lợi; đầu tư các công trình kiểm soát xâm nhập mặn ở ĐBSCL, vùng ven biển miền Bắc, miền Trung; tăng cường năng lực, hạ tầng phòng, chống thiên tai...
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng; Đẩy mạnh giáo dục cộng đồng về ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước và ứng phó với thiên tai. Khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt; chủ động thích ứng, phòng chống thiên tai... Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi, phát triển và ứng dụng côn nghệ xử lý nước thải, tái sử dụng nước...
Giải pháp dài hạn quản lý tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước tổng hợp, bền vững là yếu tố then chốt để đảm bảo phát triển nông nghiệp ổn định, duy trì an sinh xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, cần có chiến lược tổng thể, kết hợp giữa quản lý nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Triể khai hệ thống quan trắc tự động để giám sát số lượng và chất lượng tại các lưu vực sông, hồ chức. Ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) trong dự báo nguồn nước, điều phối việc sử dụng nước hiệu quả. Phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo sớm về hạn chán, xâm nhập mặng, lũ lụt giúp người dân và chính quyền có biện pháp ứng phó kịp thời.
Đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng ngành nước và bảo vệ nguồn nước: Xây dựng và nâng cấp hệ thống lưu trữ, điều tiết nước. Phát triển các công trình thủy lợi thông minh, hệ thống kênh mương kiên cố để tối ưu hóa phân phối nước.
Quy hoạch vùng bảo tồn nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực từ phát triển đô thị và công nghiệp. Kiểm soát khai thác nước ngầm quá mức để tránh sụt lún đất và xâm nhập mặn. Quản lý, hạn chế xả thải vào nguồn nước. Cải tạo và bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng cường các biện pháp sinh thái để duy trì hệ sinh thái nước.
Hoàn thiện khung pháp lý về tài nguyên nước. Ban hành chính sách hạn chế khai thác nước ngầm quá mức, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên gây suy thoái thảm phủ, mất nguồn sinh thủy, hạ thấp đáy sông, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ sụt lún,mực nước sông bị hạ thấp hoặc các vùng có nguy cơ nhiễm mặn. Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào công nghệ tiết kiệm nước, xử lý nước thải.
Đầu tư vào quản lý tài nguyên nước không chỉ là một lựa chọn và là một yêu cầu tất yếu để hướng tới tương lai ổn đinh. Tầm nhìn dài hạn cần lấy con người và thiên nhiên làm trung tâm, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, chính sách linh hoạt và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Chỉ khi nguồn nước được bảo vệ và sử dụng hiệu quả, chúng ta mới có thể duy trì động lực phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội cho các thế hệ mai sau.
Hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ thuật giúp nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất sử dụng nước hiệu quả hơn. Phát triển thị trường nước, tạo động lực kinh tế cho việc sử dụng nước hợp lý, tránh lãng phí.
Tăng cường đàm phán hợp tác với các nước láng giềng để quản lý nguồn nước xuyên biên giới. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ nguồn nước, nghiên cứu công nghiệp xừ lý nước.
Thực hiện quy hoạch và quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương để sử dụng tổng hợp, hiệu quả, tránh xung đột trong khai thác nước. Điều phối hợp lý giữa nhu cầu sử dụng nước của nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và các nhu cầu khác nhằm đảo bảo sự bền vững lâu dài.
Nông nghiệp sử dụng 70-80% lượng nước ngọt, do đó việc điều chỉnh hiệu quả trong ngành này sẽ có tác động lớn đến nguồn nước quốc gia. Cần cải tiến mô hình canh tác, giảm phụ thuộc vào cây trồng cần nhiều nước, tăng cường tái sử dụng nước.
Nước phục vụ an sinh xã hội tuy có tỷ trọng thấp hơn nhưng lại có khả năng gây ô nhiễm cao hơn nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy cần đầu tư hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt ở đô thị, khu công nghiệp để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Nguyên tắc bảo vệ nguồn nước và hạn chế ô nhiễm cần được áp dụng đồng bộ trong cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, kết hợp giữa chính sách, công nghệ và ý thức cộng đồng.
Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ tài nguyên nước. Đưa nội dụng bảo vệ tài nguyên nước vào giáo dục học đường. Khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào các mô hình bảo vệ nguồn nước. Hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng trong giám sát chất lượng nước. Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ gia đình, doanh nghiệp tái sử dụng nước, giảm ô nhiễm trong sinh hoạt và sản xuất.
Lời kết
Quản lý tài nguyên nước không chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đặc biệt, cộng đồng nông nghiệp - những người trực tiếp phụ thuộc vào nguồn nước cần đóng vai trò trung tâm trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên quý giá này. Một chiến lược quản lý hiệu quả phải đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và bảo tồn, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững và một xã hội thịnh vượng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và áp lực lên tài nguyên nước gia tăng, cách tiếp cận chủ động, sáng tạo và dài hạn là chìa khóa để đảm bảo an ninh nước, duy trì tăng trưởng kinh tế xanh và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Quản lý nước bền vững không chỉ giúp bảo vệ hệ sinh thái mà còn mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ý kiến của bạn