Sự kiện nổi bật
Tag: phát triển hành lang xanh hà nội - thành phố có rừng
Kiến tạo cảnh quan xanh nông thôn trong hành lang xanh Hà Nội
(KTVN 250) Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ tại Hà Nội, việc tích hợp hạ tầng xanh và cảnh quan xanh vào quy hoạch đô thị đã trở thành yếu tố then chốt về mặt sinh thái, xã hội và kinh tế. Các không gian mở như công viên, mảng xanh, hồ điều tiết,… không chỉ cải thiện chất lượng sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các vấn đề môi trường đô thị như ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính trong đô thị. Bài báo đề xuất các mô hình phát triển bền vững cho các làng xóm trong hành lang xanh (HLX) theo QHC được phê duyệt tại quyết định 1259/QĐ-TTG ngày 29/7/2011, từ việc cải thiện chất lượng môi trường sống đến tăng cường đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Hành lang, vành đai xanh Hà Nội và chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị?
(KTVN 250) Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) chính là xu thế đáp ứng tiêu chí xanh của các đô thị và chức năng vành đai xanh cho các đô thị vệ tinh vùng Thủ đô. Việc phát triển theo xu hướng xanh và bền vững, ngoài các mô hình và giải pháp có tính thụ động và chủ động trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý, quản trị, vận hành đô thị thông qua việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật, còn một mô hình khác đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai áp dụng, đó chính là phát triển NNĐT, dùng nền tảng kinh tế NNĐT được hỗ trợ bởi công nghệ cao, nhằm hướng các đô thị phát triển theo hướng sinh thái, đi đôi giữa bảo vệ hệ sinh thái và môi trường cùng với nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh kế cho người dân.
Hành lang xanh Hà Nội có rừng?
(KTVN 250) “Xu hướng xây dựng “thành phố có rừng, thành phố trong rừng” đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai thành công. Với Việt Nam, xu hướng này chắc chắn sẽ được nhiều người dân ủng hộ, bởi lẽ môi trường sống xanh, an lành là mơ ước của hầu hết cư dân đô thị trước bối cảnh tỉ lệ cây xanh, mặt nước, không gian công cộng đang thiếu trầm trọng.
Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam số 250
Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam số 250
Từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao đến khát vọng trồng “rừng trong thành phố”
(KTVN 250) Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (QHC 1259) đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng cho công tác quản lý quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội từ năm 2011 đến nay, trong đó, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề liên quan đến phát triển một Hà Nội xanh, thông minh, bản sắc.
Hành lang xanh - Cơ hội phát triển một Hà Nội xanh
(KTVN 250) Hành lang xanh (HLX) phía Tây Hà Nội là không gian đặc thù trong cấu trúc đô thị Hà Nội; được hình thành trong quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng tại QĐ 1259 năm 2012 [1]. Đến nay Hà Nội đang lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung QĐ 1259 [2], HLX Hà Nội tiếp tục được xác định là một trong những không gian quan trọng vừa ngăn chặn phát triển đô thị hoá tràn lan, vừa phát triển bền vững dựa trên bảo tồn những giá trị môi trường sinh thái và văn hoá truyền thống “Xứ Đoài”. Bài viết chia sẻ gợi ý về định hướng quy hoạch phát triển dựa trên bảo tồn Hành lang xanh phía Tây Hà Nội.
Nông nghiệp đô thị trên thế giới gắn với phát triển kinh tế đô thị và bảo vệ hệ sinh thái môi trường
(KTVN 250) Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - Đó chính là nông nghiệp đô thị (NNĐT). Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này.
Phát triển công viên rừng trong cấu trúc đô thị hiện đại
(KTVN 250) Công viên rừng trong các đô thị trên thế giới đã tồn tại từ lâu. Nó có thể xuất phát từ những những khoảng rừng tự nhiên còn xót lại trong quá trình phát triển đô thị bởi nhiều lý do khác nhau; từ quyền sở hữu đất hay thú chơi của các nhà quý tộc với các lâu đài hay những cánh rừng bao quanh nó; hoặc từ những công viên tự nhiên hay được chăm tỉa với những bộ sưu tập cây, con đa dạng…Trải qua nhiều năm tồn tại chúng đã phát triển như một cánh rừng, tạo ra phong cảnh, nét chơi tao nhã ấn tượng, đặc sắc.