Quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

Quy hoạch tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

(Vietnamarchi) - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
16:04, 01/07/2025

Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn và diện tích khoanh vùng bảo vệ các di tích có liên quan đến Khu đền tháp Mỹ Sơn như: Trà Kiệu, Bằng An, lưu vực sông Thu Bồn, các di chỉ khảo cổ học và phế tích Champa khác.

Quy mô quy hoạch là toàn bộ diện tích 1.158 ha khu vực khoanh vùng bảo vệ I và II của di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn theo Quyết định số 1272 ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm hệ thống các đền tháp, phế tích và dấu tích kiến trúc - khảo cổ học, cảnh quan núi rừng, khe suối... tạo nên giá trị đặc biệt tiêu biểu của di tích Mỹ Sơn; Các giá trị văn hóa phi vật thể liên quan như lễ hội, phong tục tập quán, truyền thuyết dân gian…

Quy hoạch nhằm bảo quản, tu bổ, phục hồi các giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn; bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 – 2020.

Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn tiếp tục là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn; kết nối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khác tại địa phương, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng thời, xác định ranh giới khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn làm cơ sở pháp lý để quản lý di tích, xác định các khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và bố trí hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích...

Chính phủ giao UBND TP.Đà Nẵng chủ trì, tổ chức lập quy hoạch, bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch; phân công cơ quan chủ đầu tư, lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình phê duyệt đồ án quy hoạch theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật liên quan…

Pháp lý xây dựng

Gỗ và hành trình bảo tồn di sản kiến trúc

Là vật liệu gắn bó mật thiết với truyền thống kiến trúc Việt Nam, gỗ không chỉ hiện diện như một chất liệu xây dựng – mà còn mang theo chiều sâu văn hóa, tâm hồn và cả những ký ức lịch sử. Trong bối cảnh bảo tồn di sản đang trở thành một thách thức, ngày 25/6, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra tọa đàm “Gỗ – Đôi bàn tay hay tâm hồn người thợ”.

Chùa Sa Leng - viên ngọc kiến trúc Khmer giữa lòng Trà Cú

Nằm trên Quốc lộ 54, thuộc ấp Chợ, xã Phước Hưng (Trà Cú, Trà Vinh), chùa Sa Leng hay còn gọi là Kompong Chrây – không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là bảo tàng sống của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Khmer Nam Bộ.

Về thăm đình cổ Mỹ Lương

Đình Mỹ Lương tọa lạc cạnh bờ sông Cái Cối (ấp Lương Nhơn, xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), không chỉ là một công trình kiến trúc tiêu biểu, mà còn là nơi lưu giữ ký ức văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Nam bộ thuở xưa. Đình Mỹ Lương cũng là vật chứng cho sự hình thành và phát triển của vùng đất Cái Bè nói riêng và Tiền Giang nói chung.

Kiến trúc Việt Nam: Dòng chảy bản sắc qua ngàn năm

Việt Nam, dải đất hình chữ S với lịch sử hàng ngàn năm, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ mà còn mê hoặc du khách bởi một nền kiến trúc đa dạng.

Hà Nội thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng 9 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
CLB XANH