Quảng Ngãi: Công nhận di tích cấp tỉnh cho Đình làng Điền Trang

(Vietnamarchi) - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyên Tư Nghĩa.
14:21, 22/12/2023

Theo đó, khu vực bảo vệ đối với di tích hơn 632 m2, bao gồm: Khu vực bảo vệ I có diện tích 388,8m2 và khu vực bảo vệ II, có diện tích 244,7m2 được trích từ tờ bản đồ địa chính số 10, tỉ lệ 1/2000, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc bảo vệ di tích cấp tỉnh của UBND huyện Tư Nghĩa đối với di tích này. Đồng thời, giao UBND huyện Tư Nghĩa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ đón Bằng công nhận di tích lồng ghép với sự kiện chính trị có ý nghĩa tại địa phương. Tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới, bảo vệ và quản lý di tích quy định và thực hiện quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quy định.

Công nhận di tích cấp tỉnh cho Đình làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi (Ảnh: ST).

Đình Điền Trang là một di tích có niên đại khởi dựng gắn liền với lịch sử khai phá vùng đất Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa xưa, thuộc phủ Quảng Ngãi. Đặc biệt là vào những năm cuối thế kỉ 16 đầu thế kỉ 17, diễn ra những cuộc di dân lớn từ vùng Thanh - Nghệ vào vùng đất Quảng Ngãi để khai hoang, tạo lập xóm làng và sinh tụ lâu đời, khai sinh ra các dòng họ Tiền hiền, Hậu hiền gắn với lịch sử phát triển làng, xã trên vùng đất này.

Tại khuôn viên Đình làng Điền Trang, ngoài đình làng thờ các tiền hiền còn có dinh thờ ngài Huy Hạ Xích Y (một bộ tướng của Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán - người được cử trấn nhiệm vùng thừa tuyên Quảng Nam) mà tương truyền vào thế kỷ XV, dưới triều vua Lê Trung Hưng, ông đã giao cho bộ tướng Huy Hạ Xích Y trực tiếp tiến hành chia tách đất làng La Châu để lập làng mới Điền Trang.

Trong quá trình trùng tu Khu di tích Đình làng Điền Trang, tháng 10/2021, các bô lão của làng đã tìm thấy một Yoni ngay trước sân của dinh Xích Y, thuộc khu di tích này. Hiện đình đang bảo quản bộ Yoni bằng đá nguyên khối khoảng thế kỷ IX có chiều ngang 43cm, dài 53cm, dày 13cm. Điểm di tích này đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, sinh hoạt văn hóa.

Cũng tại đây, các bô lão của làng cũng tìm thấy 6 tảng đá cổ kê chân cột. Mỗi viên đá có đường kính trung bình 40cm, dày từ 18 - 20cm, đều là đá san hô.

Đình Điền Trang là trung tâm bảo lưu và trao truyền những giá trị văn hóa phi vật thể (nghi lễ, nghi thức, tế lễ và vật phẩm dâng cúng, lễ hội), thông qua thực hành thờ cúng và tế lễ hàng năm vào 2 kỳ: Xuân Tế (ngày 26/3 Âm lịch ) và Tế Thu (ngày 16/8 Âm lịch). Hoạt động tế lễ này, đã phản ảnh tình đoàn kết về tinh thần, tri ân tổ tiên và tăng cường hiểu biết về cội nguồn quê hương Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa.

Pháp lý xây dựng

Đâu sẽ là biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô Hà Nội

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.

Những con số bất ngờ về tôn tượng Phật lớn nhất thế giới sẽ được kiến tạo trên đỉnh núi Nưa, Thanh Hóa

Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn sẽ trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.

Hà Nội: Hướng đến kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng

Từ nhận diện về bản sắc kiến trúc Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những thách thức gây ảnh hưởng đến bản sắc này, các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định thành phố đang đứng trước nhiều cơ hội chủ động định hình phong cách kiến trúc mới cho Thủ đô.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi