Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kiến trúc xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng, nhằm đáp ứng những thách thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để kiến trúc xanh không chỉ đơn thuần là những công trình hiện đại với công nghệ tiên tiến, mà còn là những không gian sống bền vững, hòa hợp với thiên nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa, việc kế thừa và phát huy các giá trị của kiến trúc truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trong thời đại của Kỷ nguyên công nghệ số, thế giới đang vận động và phát triển theo xu hướng bền vững với sự trợ giúp của khoa học công nghệ và kỹ thuật; Đi đôi với việc hạn chế khai thác tài nguyên và bảo vệ hệ môi trường sinh thái – Thì vấn đề khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng (VLXD), cả vô cơ lẫn hữu cơ, cũng như việc tái tạo, tái sinh, tái chế và nghiên cứu chế tạo các loại VLXD ở dạng nhân tạo nhưng có hình thức bên ngoài như vật liệu tự nhiên truyền thống là việc hết sức quan trọng. Cần có những phân tích, đánh giá và tìm ra các giải pháp thực hiện một cách khoa học.