
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, cảng biển Cà Mau gồm các khu bến: Năm Căn; Ông Đốc; bến cảng Hòn Khoai; bến cảng ngoài khơi cửa sông Đốc; bến cảng LNG và kho nổi tại khu vực biển Tây; các bến phao, khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2030 về hàng hóa và hành khách thông qua với hàng hóa từ 1,4 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn; hành khách từ 3,1 nghìn lượt khách đến 3,3 nghìn lượt khách; Về kết cấu hạ tầng có tổng số 03 bến cảng gồm 04 cầu cảng với tổng chiều dài 240 m; Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
Tầm nhìn đến năm 2050, về hàng hóa và hành khách thông qua, hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 %/năm đến 6,1 %/năm; hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 %/năm đến 1,25 %/năm; Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.
Về nội dung quy hoạch, phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐTTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Về Quy hoạch các khu bến cảng, quy hoạch đến năm 2030. Tại khu bến Năm Căn, về hàng hóa và hành khách thông qua, hàng hóa 0,2 triệu tấn, hành khách từ 2,2 nghìn lượt khách đến 2,3 nghìn lượt khách.
Quy mô các bến cảng, có 01 bến cảng gồm 02 cầu cảng với tổng chiều dài 240 m, cụ thể, bến cảng Năm Căn sẽ có 02 cầu cảng tổng hợp, hàng rời với tổng chiều dài 240 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,2 triệu tấn; Tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo, đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 2,2 nghìn lượt khách đến 2,3 nghìn lượt khách.
Tại khu bến Ông Đốc, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Ông Đốc khi có nhu cầu, tiếp nhận tàu trọng tải đến 3.000 tấn. Tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 0,9 nghìn lượt khách đến 1,0 nghìn lượt khách.
Tại bến cảng Hòn Khoai quy hoạch tiềm năng có điều kiện tùy theo năng lực và nhu cầu của nhà đầu tư.
Đối với bến cảng ngoài khơi cửa sông Đốc, về hàng hóa thông qua: từ 0,2 triệu tấn đến 0,3 triệu tấn; Về Quy mô các bến cảng, 01 bến cảng gồm 01 cầu cảng, cụ thể sẽ có 01 cầu cảng dầu khí ngoài khơi được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,2 triệu tấn đến 0,3 triệu tấn.
Tại bến cảng LNG và kho nổi tại khu vực biển Tây, về hàng hóa thông qua từ 1,0 triệu tấn đến 3,0 triệu tấn; Quy mô các bến cảng, 01 bến cảng gồm 01 cầu cảng, cụ thể có 01 cầu cảng phục vụ trung tâm điện khí LNG Cà Mau phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,0 triệu tấn đến 3,0 triệu tấn…
Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5%/năm đến 6,1%/năm.
Về Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng được phát triển đồng bộ hạ tầng bến cảng, lộ trình đầu tư tùy thuộc vào khả năng bố trí, huy động nguồn lực. Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô bến cảng theo quy hoạch.
Định hướng hạ tầng giao thông kết nối được triển khai kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ven biển theo quy hoạch được duyệt.
Đặc biệt, bến cảng khác gồm: bến cảng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu và bến du thuyền phục vụ du lịch; bến cảng phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu, huấn luyện, đào tạo, cung cấp dịch vụ hàng hải; các bến cảng, cầu cảng gắn liền với các khu bến chính đảm nhận vai trò hỗ trợ thu gom và giải tỏa hàng hóa bằng đường thủy…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Chi tiết quyết định tại: BXD_956-QD-BXD_30062025.pdf
Ý kiến của bạn