Những nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển công trình xanh tại Việt Nam

(Vietnamarchi) - Để thúc đẩy sự phát triển công trình xanh (CTX) tại Việt Nam, vai trò của Bộ Xây dựng là quan trọng hàng đầu. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện ngay, làm cơ sở để áp dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy khác, đồng thời góp phần triển khai thực sự các chương trình vĩ mô như Chiến lược quốc gia, Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
11:05, 19/08/2023
(Ảnh minh họa).

Cụ thể, cần quan tâm vào các vấn đề chính sau đây:

 

Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Ngày 17/6/2020, Luật sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng đã được công bố. Theo đó, Điều 10, Khoản 4 đã nêu rõ “Nhà nước khuyến khích hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường”. Căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn của quốc tế đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới, có thể nói đây thực chất là CTX, công trình hiệu quả năng lượng (CTHQNL). Do đó, cần phải làm rõ trong các nghị định, thông tư thi hành Luật Xây dựng các thuật ngữ CTX, CTHQNL; Đồng thời lồng ghép, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về thực hiện CTX, CTHQNL vào các văn bản dưới Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (như Nghị định quản lý dự án, Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng, Thông tư hướng dẫn đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả, CTX…).

Phát triển hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy Bộ Xây dựng cần phải hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện thiết kế, thi công và vận hành CTX, CTHQNL. Hiện nay, chúng ta đã có QCVN 09:2017/BXD về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Với sự hỗ trợ của dự án EECB, 11 tiêu chuẩn có liên quan đến vật liệu xây dựng, đánh giá hiệu quả năng lượng của tòa nhà đã được thiết lập. Tuy nhiên, cần phải sớm triển khai hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan đến vật liệu, thiết kế lắp đặt trang thiết bị công trình, đánh giá hiệu quả năng lượng của vật liệu và thiết bị, hiệu quả năng lượng của tòa nhà. Tác giả đã kiến nghị danh mục hơn 50 tiêu chuẩn quốc tế có thể chuyển dịch và áp dụng tại Việt Nam.

Thiết lập định mức năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng

Định mức năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng đã được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010). Tuy nhiên cho đến nay, với sự hỗ trợ của dự án EECB, đã khảo sát được 165 công trình và thiết lập định mức năng lượng cho các tòa nhà văn phòng, thương mại, dịch vụ, khách sạn trên 3 vùng của Việt Nam. Kết quả khảo sát của dự án EECB (GEF, UNDP tài trợ Bộ Xây dựng) cho thấy năng lượng sử dụng trong các cơ quan công sở nhà nước cao gấp 2 lần so với văn phòng làm việc cho thuê.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy định mức năng lượng là công cụ đắc lực để quản lý sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng. Tại Trung Quốc, tất cả các công trình công sở nhà nước phải là công trình được chứng nhận hiệu quả năng lượng. Vấn đề cần phải thực hiện là hoàn thiện định mức năng lượng, ban hành và áp dụng cho các công trình xây dựng trên cả nước. Đây là chỉ tiêu quản lý quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Tại Việt Nam, vấn đề này cần phải được áp dụng theo lộ trình khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở cơ quan nhà nước.

Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật đối với CTX, CTHQNL, làm cơ sở thúc đẩy phát triển CTX, CTHQNL đối với các công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước;

Đưa ra khung tiêu chí, tiêu chuẩn chứng nhận CTX, CTHQNL:

Một trong những chính sách quan trọng để thúc đẩy hoạt động đầu tư, chứng nhận CTX, CTHQNL là Nhà nước có hướng dẫn thống nhất về tiêu chí, tiêu chuẩn cho các loại công trình này. Bộ Xây dựng dự kiến đưa ra khung các tiêu chí, tiêu chuẩn CTX dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn chung của thế giới, phản ánh nội dung tại Điều 10, Khoản 4 của Luật Xây dựng, đồng thời vẫn tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc khoa học thiết lập tiêu chí, tiêu chuẩn CTX, hoặc thừa nhận các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế dựa trên khung tiêu chí tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng hướng dẫn. Đối với CTHQNL, chúng ta đã có TCVN ISO 52000, TCVN 52003 với các nội dung về quy trình, phương pháp đánh giá, phân hạng và chứng nhận CTHQNL. Do đó, Bộ Xây dựng cần tổ chức và hướng dẫn hoạt động đánh giá, chứng nhận CTHQNL theo yêu cầu của các tiêu chuẩn này./.

Pháp lý xây dựng

Bắc Giang: Phát triển quy hoạch vùng sản xuất góp phần xây dựng NTM bền vững

Bắc Giang, một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, được biết đến với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực, tỉnh Bắc Giang đã xác định việc quy hoạch phát triển vùng chuyên canh là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế hướng tới xây dựng Nông thôn mới bền vững.

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng từ định hướng đến các giải pháp Kiến trúc cho công trình

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng luôn là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bởi lẽ, điều này giúp thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan… Do đó, tại phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 được diễn ra vừa qua tại TP. Hà Nội. TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam đã có bài tham luận trình bày rõ về chủ đề này.

Phát triển công trình xanh - Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Bài viết đề cập đến sự cần thiết của việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phúc tạp, khó lường. Từ những đánh giá về hiệu quả nhiều mặt của công trình xanh, có thể thấy việc xây dựng và phát triển công trình xanh không chỉ để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Bài viết đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển công trình xanh, từ đó góp phần quan trọng vào Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, cũng như chiến lược “xanh hoá” ngành Xây dựng, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Phát triển các tòa nhà trung hòa carbon gắn với xu hướng kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển

Việc phát triển tòa nhà trung hòa CO2 gắn với xu hướng kiến trúc xanh (KTX) sẽ đạt được mục tiêu kép, đưa xu hướng KTX có động lực phát triển cụ thể hơn, đó là việc góp phần vào sự thành công của các chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (cam kết mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050).

Thúc đẩy phát triển Công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp

Ngày 26/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh (CTX) Việt Nam 2024, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội (TP Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy phát triển CTX tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi