NTM Bắc Kạn: Đầu tư hạ tầng có trọng tâm – Đòn bẩy nâng chất lượng sống và kết nối liên vùng

NTM Bắc Kạn: Đầu tư hạ tầng có trọng tâm – Đòn bẩy nâng chất lượng sống và kết nối liên vùng

(Vietnamarchi) - Việc đầu tư có trọng tâm vào hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc chương trình xây dựng NTM đã tạo nên những đột phá, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng cao Bắc Kạn. Những công trình mới không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn mở rộng kết nối, góp phần kiến tạo không gian sống và cảnh quan nông thôn khang trang, hiện đại hơn.
09:26, 30/05/2025

Đầu tư có trọng tâm: Ưu tiên cho vùng khó

Xác định rõ "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển của nông thôn Bắc Kạn chủ yếu nằm ở hệ thống hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ, tỉnh đã đề ra chiến lược đầu tư có trọng tâm, ưu tiên nguồn lực cho 5 nhóm hạ tầng cốt lõi: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch và thông tin liên lạc.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn, đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã có 1.286,76 km/1.527,18 km đường xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 1.216,54 km/1.874,076 km đường liên thôn được cứng hóa; có 659,14 km/1.445,359 km đường ngõ, xóm được cứng hóa; 1.199,92 km/ 2.150,123 km kênh mương được kiên cố hóa; có 98,33 km/664,15 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa...

Toàn cảnh xã Lục Bình (huyện Bạch Thông) đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngọc Diệp

Cùng với đó, công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu khai thác và đảm bảo an toàn. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt trên 90%.

Để phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nông thôn, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đảm bảo chất lượng đạt chuẩn theo quy định. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh duy trì đạt 98,5%, sử dụng nước sạch đạt 44,61%.

Chia sẻ về sự đổi thay của quê hương, bà Nông Thị Vương (thôn Bản Chang, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông) phấn khởi nói: “Năm nay bà đã hơn 80 tuổi rồi thấy làng quê mình thay đổi rất nhiều, những con đường được bê tông, xe đi đến tận nhà thuận tiện nhiều lắm. Nhà cửa được đầu tư xây dựng khang trang nhiều, bà thấy rất vui và phấn khởi”.

Cùng với hạ tầng, công nghệ thông tin, mạng lưới bưu chính công ích cũng được Bắc Kạn đầu tư đảm bảo thông suốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Hạ tầng thông tin truyền thông được phủ sóng rộng rãi; 100% xã, phường, thị trấn và 1.250/1.292 thôn, bản được phủ sóng di động; 100% đơn vị, địa phương được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và được chuẩn hóa kết nối giám sát 4 cấp hành chính....

Diện mạo nông thôn Bắc Kạn ngày càng khang trang nhờ được quan tâm tập trung các nguồn lực đầu tư. Ảnh: Thanh Loan

Sự đầu tư có trọng tâm còn thể hiện ở việc lồng ghép, sử dụng linh hoạt các nguồn vốn: từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, đến huy động đóng góp của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng nguồn lực mà còn phát huy vai trò chủ thể của người dân tỉnh Bắc Kạn trong công cuộc xây dựng NTM.

Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 82 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Nối dài những tuyến đường, rút ngắn khoảng cách

Bức tranh hạ tầng NTM Bắc Kạn, giao thông nổi lên là điểm sáng với sự đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả rõ rệt. Hệ thống đường trục xã, liên xã, trục thôn, ngõ xóm và đặc biệt là đường nội đồng đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Điển hình phải kể đến hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Pắc Nậm. Trước đây, nhiều bản làng ở các xã như: Cao Tân, Cổ Linh, Công Bằng, Giáo Hiệu, An Thắng, Bằng Thành… gần như bị cô lập vào mùa mưa do đường đất trơn trượt, lầy lội. Người dân phải gùi từng bao thóc, vác từng bó củi hoặc phải gánh lợn, gà ra chợ bán, mỗi chuyến ra chợ là một lần “vượt núi”. Thực trạng đó không chỉ cản trở phát triển sản xuất mà còn khiến công tác y tế, giáo dục, an sinh xã hội gặp nhiều khó khăn.

Huyện Pác Nặm tập trung đầu tư mở mới và nâng cấp các tuyến giao thông liên thôn nhằm cải thiện hạ tầng gia thông nông thôn. Ảnh: Mai Luyến

Từ khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng NTM, huyện Pác Nặm đã ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư vào giao thông nông thôn. Hàng trăm km đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa bằng bê tông; đường nội đồng, đường dân sinh được mở rộng, tạo điều kiện cho xe máy, ô tô nhỏ đi lại thuận tiện quanh năm.

Ông Đào Duy Hưng, Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm cho biết: Từ năm 2020 đến nay, huyện đã đầu tư hơn 600 tỷ đồng dành cho hạ tầng giao thông với hơn 260 công trình lớn, nhỏ. Đến nay 65 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài hơn 226 km đã được nhựa hóa; tỷ lệ các tuyến đường từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn đã được cứng hóa trên 90%; 100% số thôn có thể đi được xe gắn máy đến trung tâm thôn.

“Những con đường mới được mở trong những năm gần đây đã thực sự là cơ hội phát triển kinh tế cho người dân vùng cao. Việc vận chuyển nông sản trở nên dễ dàng, giá cả ổn định hơn do không còn bị tư thương ép giá. Giao thông phát triển đã tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương” ông Hưng nhận xét.

Việc phát triển đường giao thông không chỉ cải thiện đời sống sinh hoạt mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế. Việc vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến điểm thu mua hoặc chợ tiêu thụ nhanh chóng, giảm hao hụt và nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đầu tư xây dựng 390 công trình hạ tầng thiết yếu, trong đó có 211 công trình giao thông; 98 công trình thủy lợi; 37 công trình trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà sinh hoạt cộng đồng; 8 công trình xây dựng trường, lớp học đạt chuẩn; 6 công trình điện; 30 công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất. Cùng với đó là đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Pháp lý xây dựng

Hội chợ ENTECH HANOI 2025 – Động lực thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững

Hội chợ quốc tế về Năng lượng và Môi trường – ENTECH HANOI 2025 diễn ra từ ngày 25 - 27/6/2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 250 gian hàng, tiếp tục khẳng định vị thế là nền tảng giao thương, hợp tác và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc xây dựng NTM

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn Bắc Kạn ngày càng khởi sắc, tạo tiền đề phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Bắc Kạn: Khát vọng nâng tầm nông thôn mới

Bắc Kạn đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho Chương trình Nông thôn mới năm 2025 với 37 xã đạt chuẩn, 10 xã nâng cao, 2 xã kiểu mẫu, và trên 50 thôn đạt chuẩn, tỉnh đang nỗ lực kiến tạo một diện mạo nông thôn giàu đẹp, văn minh, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn OCOP ở Bắc Kạn: Kiến trúc trải nghiệm và cảnh quan đặc trưng

Tại Bắc Kạn, mô hình du lịch nông nghiệp gắn với chương trình OCOP đang phát triển mạnh mẽ, tạo nên những không gian kiến trúc độc đáo hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên. Những homestay, làng nghề truyền thống không chỉ mang đến trải nghiệm chân thực cho du khách mà còn góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển kinh tế bền vững.

Bắc Kạn: Chuyển đổi số kiến tạo nông thôn mới thông minh và nâng tầm đặc sản OCOP

Bắc Kạn đang mạnh mẽ ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý quy hoạch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP, mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống dân sinh và kinh tế địa phương. Từ hệ thống thông tin địa lý đến nền tảng số kết nối nông sản với thị trường, tỉnh miền núi này đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc kiến tạo một nông thôn mới thông minh và nâng tầm giá trị đặc sản.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi