Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
09:36, 15/03/2024

Những mái nhà lợp ngói âm dương mang dáng dấp cổ kính đặc trưng đã quen thuộc đối với người dân vùng cao. Đây chính là nét văn hóa kiến trúc độc đáo cần được bảo tồn và phát triển. Làm ngói không chỉ đem lại thu nhập cho người dân, còn góp phần bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.

Để làm ngói máng theo cách truyền thống, phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ chọn đất, ủ đất, nhào đất, lọc sạn, tạo hình, phơi, nung… Các khâu đều làm thủ công rất tỉ mỉ nhằm tạo ra sản phẩm mẫu mã đẹp, thời gian sử dụng lâu dài. Ngói ở đây có 2 loại, đó là ngói máng và ngói bò, trong đó ngói máng để lợp còn ngói bò để úp nóc nhà.

Công đoạn đầu tiên để làm ngói máng là người thợ phải đi tìm nguồn đất. Ngói máng ở Tự Do làm bằng thứ đất sét mịn, dẻo, được mua tận xã Độc Lập. Đất được đập ra cho mềm, trộn nước vào rồi dùng trâu để dẫm cho nhuyễn. Tiếp theo, phải ủ đất khoảng 5 - 6 ngày rồi mới lấy lên sàng lọc những tạp chất như sỏi, đá. Sau khi lọc sạch, đất được chất thành khối và phủ ni lông kín để bảo đảm giữ độ ẩm. Tiếp đến là công đoạn tạo hình, đất được tạo thành khối hình chữ nhật. Khi làm, người thợ dùng một thanh tre xoa nước nén chặt bề mặt trụ đất, lấy thước đo đánh dấu chia đôi trụ đất, đánh dấu chiều bề dày đúng 1cm rồi lấy dụng cụ cắt đất đưa vào khuôn.
Khuôn làm ngói máng có hình tròn, đường kính khoảng 25cm, trên thân khuôn có 4 điểm gờ chia đều nhau và như vậy mỗi lần đưa đất vào khuôn có thể làm được 4 viên ngói, khuôn được đặt trên 1 bệ xoay. Chỗ điểm gờ trên khuôn tạo rãnh mỏng để khi đất khô có thể bẻ rời thành từng viên ngói. Khi vã đất vào khuôn, người thợ vừa xoay vừa nén đất sao cho đều và chặt, sau đó mới đưa thước cắt vào cắt gọt.

Công đoạn tiếp theo là phơi trên nền đất được phủ lớp trấu mục đích là để ngói còn chưa khô khỏi dính xuống bề mặt đất và bảo đảm độ khô ráo. Khâu cuối là xếp ngói vào lò nung liên tục chừng bảy ngày đêm, người dân thay nhau túc trực và giữ nhiệt độ vừa đủ nếu không chất lượng ngói không tốt. Mỗi lò nung sẽ cho ra sản phẩm chừng 15 nghìn đến 18 nghìn viên ngói.

Nghề làm ngói giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình, đặc biệt, người làm ngói nơi đây luôn tâm niệm đây là nghề “gia truyền” của tổ tiên, cần lưu giữ và phát triển. Để có thể duy trì làng nghề, chính quyền cần quan tâm nhiều hơn trong khâu tạo đầu ra cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu để quảng bá làng nghề, phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. 

 

 

 

 

https://nhiepanhdoisong.vn/nghe-lam-ngoi-am-duong-o-lung-ri-8525.html

Pháp lý xây dựng

Vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội qua lăng kính hội họa

Hà Nội không chỉ nổi bật với những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử hay sự phát triển nhanh chóng của một thành phố hiện đại. Thành phố này còn đẹp ở những khoảnh khắc đời thường, trong nhịp sống giản dị của người dân. Đó là những sáng sớm với tiếng rao hàng rong len lỏi giữa những con phố cổ hay những buổi chiều muộn khi tà dương lộng lẫy phủ kín sông Hồng và cầu Long Biên lịch sử.

Biểu tượng kiến trúc "ươm mầm" và "phát triển" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

Được chính thức khánh thành từ ngày 21/9, Cung Thiếu nhi Hà Nội do GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) chủ trì được thiết kế với ý tưởng tạo nên một biểu tượng kiến trúc “ươm mầm” và “phát triển” đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới kiến trúc sư, cũng như nhiều bậc phụ huynh và các em nhỏ tại Thủ đô những ngày qua.

Hà Nội: Quang cảnh tan hoang tại một số khu vực sau khi siêu bão Yagi đi qua

Sau khi siêu bão Yagi đi qua, Hà Nội đã ngớt mưa. Tại nhiều quận huyện như Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì một số điểm vẫn còn ngập nước, cây cối đổ la liệt, cột điện đổ nghiêng ngả như thách thức người tham gia giao thông. Dưới đây là một số hình ảnh Phóng viên Tạp chí điện tử Kiến trúc Việt Nam ghi nhận của sáng ngày 8/9.

Rực rỡ sắc màu nghề truyền thống làm bột khoai

Ở Tây Ninh có một làng nghề truyền thống làm bột khoai, nằm ở xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, được truyền từ nhiều thế hệ, đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của tỉnh Tây Ninh.

Những công trình kiến trúc độc đáo được chờ đợi nhất năm 2024

Bảo tàng âm thanh Seoul, Trung tâm văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc, nhà ở xã hội tại New York... là những công trình kiến trúc độc đáo được đón đợi nhất năm 2024 do Tạp chí Interni bình chọn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi