Luật Thủ đô với vấn đề cuộc sống dân sinh của người dân Thủ Đô

Luật Thủ đô với vấn đề cuộc sống dân sinh của người dân Thủ Đô

(Vietnamarchi) - Dự kiến Kỳ họp Quốc hội thứ 7 sẽ thông qua Luật Thủ Đô và cũng dự kiến đưa Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lấy ý kiến Quốc Hội, đây là những văn bản quan trọng, có nội dung tương liên với nhau. Trước những cơ hội và thách thức của Thủ đô hiện tại, là một công dân Thủ đô, tôi kỳ vọng vào Luật Thủ đô sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Thủ Đô.
10:19, 28/05/2024

Luật Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội"

Phạm vi điều chỉnh của Luật Thủ đô “Quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô”. Như vậy Luật Thủ đô tạo hành lang pháp lý để hiện thực hóa Quy hoạch Thủ đô. Ngày 24/5/2024, Bộ Chính trị đã có Kết luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, trong đó xác định “ Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài. Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển"

Sau 20 năm (1999-2019) dân cư đô thị tăng từ 198-353% tại các quận huyện có bán kính tới trung tâm thành phố dưới 10km và chung cư mini tập trung trong các làng xóm cũ thuộc 8 quận cận trung tâm

Dự thảo Quy hoạch Thủ đô và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đã công bố cho thấy Thủ đô đặt ra mục tiêu tăng tốc đô thị hóa với các mô hình mới: thành phố ven sông Hồng, sông Đuống, Thành phố trong thành phố, thành phố vệ tinh, chùm đô thị… nhưng không có mô hình “thành phố từ làng lên phố” - đây chính là loại hình đô thị hóa tự phát phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua và để lại không ít những bất cập trong phát triển: mật độ dân số cao, thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giao thông tắc nghẽn, môi trường ô nhiễm (rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí); thiếu nhà trẻ trường học, cây xanh không gian công cộng, thiết chế văn hóa, đặc biệt nguy cơ cháy nổ rất cao trong các khu nhà trọ phi chuẩn, các cơ sở sản xuất dịch vụ, các chợ dân sinh tự phát trong hàng trăm làng xóm quanh trung tâm Hà Nội, có bán kính <10km, hoặc các đô thị vệ tinh (đang hình thành), các khu công nghiệp, tiểu công nghiệp. Khi hạ tầng giao thông còn khó khăn, người lao động nhập cư, sinh viên chọn nơi ở gần trường học, nơi làm việc với chi phí thấp là tất yếu. Trong khi Luật Thủ đô không đề cập tới loại hình nhà trọ, chung cư phi chuẩn trong các làng xóm ven đô, các “thành phố từ làng lên phố”… thì sẽ không có “chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ” cho loại hình đô thị ấy, và những bất cập của nó vẫn tồn tại ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp.

Hà Nội có 2,7 triệu người lao động trong đó hơn 70% sống trong các nhà trọ. Hà Nội cũng có hàng triệu học sinh sinh viên và những người lao động tự do khác… như vậy có thể 1/4 cư dân đang sống ở Thủ đô đang sống trong nhà trọ và các khu dân cư. Họ đã và sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Thủ đô nhưng không gian cư trú an toàn cho họ không có trong Luật Thủ đô. Vậy mục tiêu “kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển" vẫn còn nhiều thách thức.

Luật Thủ đô kỳ vọng lớn vào “TOD “ nhưng vẫn không rõ mô hình này

Sau 20 năm (2003-2023), dân số đô thị tăng gấp đôi, đất tự nhiên, đất đô thị tăng gấp 12 lần; hơn 1.000km2 đất tự nhiên, nông nghiệp chuyển thành đất đô thị - BĐS, tiền thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không dùng để đầu tư đường sắt đô thị

TOD là từ viết tắt của Transit Orient Development: Phát triển đô thị theo định hướng giao thông là mô hình quá mới mẻ đối với tổ chức, cá nhân soạn thảo Luật nói riêng và cả xã hội nói chung. Luật Thủ đô có riêng Điều 31: “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng” thì cũng chưa nhận thức đầy đủ những thuận lợi khó khăn của triển khai mô hình này tại Hà Nội.

Nhật Bản là nước thành công nhất trên thế giới trong việc thực hiện TOD, năm 2011-2014 họ đã nghiên cứu và kết luận Hà Nội còn rất ít cơ hội để thực hiện thành công loại mô hình này, lý do là khi phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) thì quỹ đất giá rẻ phải còn nhiều trong khi Hà Nội đã cấp hết quỹ đất nhà ga ven đường trước khi quy hoạch hướng tuyến ĐSĐT. Thực hiện mô hình TOD là cuộc giao dịch đất đai quy mô lớn trong đó quan trọng là thông tin đất đai đầy đủ, chính xác; Giá đất/nhà phải công bằng và tường minh… Nhiệm vụ này thuộc về ngành Tài nguyên & Môi trường và Xây Dựng, Ngân sách đầu tư nhiều tiền bạc ,nhưng 20 năm vẫn không hoàn thành. Bản thân Nhật Bản thành công TOD nhờ rất năng động với nhiều nhiều hình thức đa dạng. Từ mô hình phát triển “Khu dân cư dọc theo tuyến đường sắt”, tiếng Nhật là “Ensen-Kaihatsu - EK” cho quy mô lớn cho đến mô hình Điều chỉnh đất đai (LA - Land Adjustment), Nhượng quyền phát triển không gian (TDR - Transfer of Development Rights) cho các quy mô nhỏ hơn với sự hỗ trợ của Quỹ cho vay phát triển hùng mạnh được Hoàng gia bảo lãnh. Trong 100 năm qua, họ không ngừng hoàn thiện Luật Tái thiết đô thị, Quy hoạch đô thị, Luật Đánh giá môi trường, Luật Điều chỉnh đất, Luật Phát triển đường sắt và đô thị mới; Luật Các biện pháp đặc biệt phục vụ phát triển tích hợp giữa giao thông và khu dân cư. Như vậy TOD cần rất nhiều nội dung mới mà Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Quy hoạch Đô thị Việt Nam còn thiếu hụt và Luật Thủ đô chỉ đưa ra mục tiêu kèm theo đề xuất quy trình thực hiện hành chính, thay vì cần cả một hệ thống luật pháp đồng bộ hỗ trợ sự năng động linh hoạt theo quy luật vận hành của cơ chế thị trường, nhưng đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên liên quan.

Trong 10 năm qua, Hà Nội huy động hơn ngàn km2 đất tự nhiên để phát triển đô thị - BĐS, thu tiền thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất được 10 tỷ USD (chưa đầu tư tỷ nào cho ĐSĐT). Nay cần 55 tỷ đầu tư cho cả hệ thống ĐSĐT theo Quy hoạch Thủ đo, vậy thì lấy đất ở đâu cho đủ? Mô hình TOD vẫn còn nhiều thách thức, vượt quá khả năng thực tiễn, thì nên chăng Luật Thủ đô thay vì đặt tất cả kỳ vọng vào phương án duy nhất thì mở rộng cho nhiều phương án khác nhau: cho nhiều loại hình giao thông công cộng, với nhiều hình thức huy động vốn mới, đồng thời giải phóng được nguồn lực xã hội. Nếu chỉ trông vào bán đất (kể cả không gian ngầm lẫn trên cao như TOD kỳ vọng) mà gặp rủi ro thì Hà Nội vẫn còn nhiều lựa chọn để phát triển hạ tầng giao thông công cộng và đô thị đồng bộ.

Bản vẽ “Định hướng không gian” trong hồ sơ “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô” (công bố tháng 11/2023) thể hiện nhiều nội dung mới vẽ thêm vào hành lang thoát lũ sông Hồng, bao gồm đất cây xanh, đất du lịch, đất trung tâm công cộng. Bản vẽ trong Quy hoạch Thủ đô có nội dung tương tự.

Luật Thủ đô cần nhấn mạnh vai trò trọng yếu của mặt nước sông hồ, đặc biệt là sông Hồng với tương lai phát triển bền vững của Thủ đô

Luật Thủ đô trong mục Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô đã đề ra : “Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước…”, nhưng trong bản Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung, nhiều nội dung đô thị, công viên đô thị, nông nghiệp đô thị vẽ vào các khu vực thoát lũ, không phù hợp với Luật Đê điều. Trong khoản 2 điều 17 Luật Thủ đô "…cho phép xây dựng các tuyến đê mới dọc theo hành lang thoát lũ để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng. Trong khu vực hành lang thoát lũ được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ được duyệt. Các công trình xây dựng mới trong khu vực hành lang thoát lũ bảo đảm yêu cầu không làm cản trở dòng chảy, không tôn cao bãi sông và chỉ dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng và các công trình được phép xây dựng ngoài bãi sông theo pháp luật về đê điều”. Nội dung này không phù hợp với Luật Đê điều và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, (Quyết định số 368/QĐ-TTg, Thủ tường CP ký ngày 04/5/2024), trong đó xác định các khu vực hạn chế phát triển: "Hành lang bảo vệ nguồn nước: Chú trọng bảo vệ tài nguyên nước bao gồm toàn bộ lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình thuộc lãnh thổ Việt Nam; khoanh vùng bảo vệ cụ thể, nghiêm ngặt, hạn chế bố trí phát triển, nhất là các ngành kinh tế, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, gắn với yêu cầu hệ thống xử lý các vấn đề về môi trường. Hành lang bảo vệ an toàn đê điều: Ưu tiên thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều, đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng để nâng cấp đê. Không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới. Tăng cường quản lý, sử dụng bãi sông bảo đảm không gian thoát lũ; có biện pháp cụ thể đối với các khu vực dân cư tập trung hiện có nằm ngoài bãi sông. Bảo vệ không gian thoát lũ; cải tạo lòng dẫn, giải phóng các vật cản ở bãi sông, lòng sông; ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về đê điều...” 

Đất đai ven sông Hồng, sông Đuống đặc biệt khu vực lòng sông trong đê (bao gồm bãi sông bãi nổi) trong Luật Thủ đô cần thống nhất và nhấn mạnh tuân thủ theo Luật đê điều. Bởi lẽ Luật Đê điều bảo vệ Hà Nội an toàn khi lũ lớn trong suốt thế kỷ 20, sẽ bảo đảm an ninh giữ nguồn nước sạch cho Hà Nội và cả vùng trong thế kỷ 21 và mai sau trước thảm họa khô hạn và ô nhiễm nguồn nước.
Trong thời gian gần đây đất nước ta chịu nhiều tác động về biến đổi khí hậu và những tác động thay đổi nguồn nước liên quốc gia. Sông Hồng ngày càng ít nước và lòng sông biến dạng do khai thác cát tràn lan, nguồn nước cấp vào các sông Tích, Đà, Đuống, Nhuệ, Cà Lồ, kênh Ngũ huyện Khê, Bắc Hưng Hải kém dần, dẫn đến cạn dòng ngưng tụ ô nhiễm. Tất cả sông hồ Hà Nội cũng ảnh hưởng nặng nề… Trong Luật Thủ đô điều Điều 29 quy định về Bảo vệ môi trường có đề cập : “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm lấn, chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, ao, đầm, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh trái phép; xả chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường.” Đây mới chỉ là mục tiêu mà chưa phải là biện pháp. Bảo vệ an ninh nguồn nước phải bao gồm: đủ không gian trữ nước, giải pháp tuần hoàn nước, trách nhiệm tổ chức cá nhân sử dụng nước. Trong Luật và Quy hoạch Thủ đô chưa đề cập tới… Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, khan hiếm nước sạch cho Thủ đô và cả Vùng Thủ đô rất tiềm tàng. 

Sau đại dịch COVID toàn cầu, nhiều quốc gia thành phố đã xây dựng chiến lược phát triển mới nhằm thích ứng với những nguy cơ dịch bệnh, bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội với những tầm nhìn lớn hơn, sử dụng những công kỹ nghệ hiện đại hơn với quyết tâm chính trị cao hơn để hướng tới tương lai bền vững hơn . Do vậy Luật Thủ đô trong mục tiêu “Quy hoạch chung Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước…” cần được thể hiện rõ ràng, sâu sắc, cụ thể và thiết thực hơn, để đảm nhận là văn bản định hướng cho Quy hoạch Thủ Đô cũng như là hành lang pháp lý cho việc hiện thực hóa Quy hoạch Thủ đô. Với tồn tại trong nội dung trên, cá nhân tôi thấy còn nhiều băn khoăn. 
 

Pháp lý xây dựng

Lịch sử 100 năm tàu điện Hà Nội và 619 km đường sắt đô thị 5 không (0) hôm nay

Năm 2024, Hà Nội hoàn thành Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh quy hoạch chung và lập đề án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị – đó là sự cố gắng hết sức mình của các cá nhân tổ chức đã tham gia thực hiện. Tuy vậy trước kỷ nguyên mới vươn mình thì cần những sáng tạo mới thì mới đáp ứng được những thách thức mới và nắm bắt các cơ hội mới. Tác giả chia sẻ một quan sát mới về nội dung này.

Kinh nghiệm từ Thượng Hải – thành phố lớn nhất tại Trung Quốc về quản lý phát triển và tổ chức thực hiện Quy hoạch chung (Phần 2)

Tiếp tục bài viết đã đăng tải trong chuỗi hoạt động Hướng tới kỷ niệm 40 năm Hội KTS Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc giới thiệu phần 2 của bài viết “Kinh nghiệm từ Thượng Hải – thành phố lớn nhất tại Trung Quốc về quản lý phát triển và tổ chức thực hiện Quy hoạch chung”

Kinh nghiệm từ Thượng Hải – thành phố lớn nhất tại Trung Quốc về quản lý phát triển và tổ chức thực hiện Quy hoạch chung (Phần 1)

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 xác định mục tiêu đến năm 2045: “Hà Nội trở thành Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế; thành phố xanh và sinh thái với sông Hồng là biểu tượng phát triển.”. Xét về hình thái và nội hàm, mục tiêu này đặt ra nhiều công việc cần làm đối với nhiều cấp, ngành.

Hướng tới tương lai kiến trúc

Tạp chí mở ra đề mục “Hướng tới tương lai kiến trúc” sẽ là địa hạt tập hợp lý luận, phê bình, nghiên cứu dự báo, các tác phẩm sáng tác, đã thực hiện và chưa thực hiện, sẽ chắc chắn góp phần soi rọi cục diện hệ trọng cho cả nền kiến trúc hiện nay và cả nền kiến trúc mai sau.

Các giá trị bền vững của kiến trúc cho tương lai

Sáng ngày 12/12, tại Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai – Những nội hàm hướng tới. Tọa đàm có sự tham gia của các KTS, nhà nghiên cứu kiến trúc. Sau đây, Tạp chí xin chia sẻ những đóng góp của họ trong Tọa đàm.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi