Kiến trúc nhà ở NTM Bắc Giang: Bản sắc truyền thống kết hợp giải pháp hiện đại

Kiến trúc nhà ở NTM Bắc Giang: Bản sắc truyền thống kết hợp giải pháp hiện đại

(Vietnamarchi) - Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang không chỉ mang đến diện mạo mới về hạ tầng mà còn góp phần làm thay đổi kiến trúc nhà ở của người dân. Từ những nếp nhà cũ kỹ đến những mẫu nhà đẹp hài hòa với thiên nhiên, đậm bản sắc vùng miền – kiến trúc nông thôn mới Bắc Giang đang tạo nên một làn gió mới trong quy hoạch bền vững và gìn giữ truyền thống.
09:08, 29/05/2025

Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang đã có những bước chuyển mình rõ nét về kiến trúc nhà ở. Không còn nhiều hình ảnh nhà cấp 4 lụp xụp hay những ngôi nhà tạm bợ, người dân đã chủ động đầu tư xây dựng những ngôi nhà kiên cố, thẩm mỹ, tiện nghi, song vẫn gắn bó với yếu tố truyền thống.

Ngôi nhà 3 gian mới xây của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Thượng Tự, xã Song Mai (TP Bắc Giang). Ảnh: Bảo Lâm

Ông Nguyễn Văn Tứ tự hào chia sẻ về căn nhà 3 gian lợp ngói mới, dù sinh sống ở khu vực thành phố nhưng ông Thắng và gia đình lại lựa chọn xây nhà theo lối kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, gồm 3 gian, 2 trái, diện tích gần 100 m2, mái lợp ngói cổ.

Để tiết kiệm chi phí, gia đình ông cho xây dựng căn nhà hoàn toàn bằng bê tông, cốt thép thay thế gỗ tự nhiên. có thêm phần nhà phụ phía sau: “Gia đình tôi vẫn giữ kiến trúc nhà ba gian truyền thống, sử dụng cột gỗ lim cũ nhưng cải tạo thêm không gian phụ phía sau để tiện sinh hoạt. Vừa thoáng mát, vừa giữ được nếp nhà xưa.” Ông Tứ cho biết thêm.

Nhiều ngôi nhà tại các xã như Dĩnh Kế, Đồng Việt (Tp. Bắc Giang), Nghĩa Trung (Việt Yên) ... đang nổi bật lên với các mẫu nhà kết hợp giữa mái ngói đỏ truyền thống với các hình khối hiện đại. Một số hộ lựa chọn kiểu nhà chữ L, nhà mái lệch, sân vườn rộng rãi nhưng vẫn giữ màu sắc trầm, gần gũi với cảnh quan xung quanh.

Các kiến trúc sư tại địa phương cũng đã đóng vai trò không nhỏ trong việc định hướng thiết kế nhà ở phù hợp với từng hộ dân. Ông Trần Quốc Đạt – KTS cộng tác với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lục Nam – chia sẻ: “Chúng tôi tư vấn dựa trên tập quán sinh hoạt, diện tích đất và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Mục tiêu là tạo ra không gian sống bền vững, tiện ích, tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn không phá vỡ nét đẹp làng quê.”

UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 4/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam với mục tiêu tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống nông thôn. Đồng thời, tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu trong giai đoạn 2021–2025 các huyện đẩy mạnh phát triển các yếu tố tạo đô thị trên địa bàn, trên cơ sở tiềm năng của từng khu vực, làm cơ sở hình thành các đô thị nhỏ.

Gìn giữ để phát triển bền vững

Diện mạo nông thôn Bắc Giang khởi sắc như hôm nay là do tỉnh đã tập trung, huy động các nguồn lực xây dựng NTM trong hơn chục năm qua. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 151/175 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó nhiều địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Sự thay đổi trong kiến trúc nhà ở là một phần quan trọng của thành quả này.

Công trình “Con đường bích họa" của Đoàn Thanh niên xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Phương Nhung

Một số địa phương như Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Ngạn đã ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn mẫu nhà nông thôn, khuyến khích người dân lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp với thổ nhưỡng, phong tục tập quán. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp người dân nhận thức rõ vai trò của kiến trúc trong nâng cao chất lượng sống và bảo vệ bản sắc địa phương.

Ông Dương Thanh Tùng, Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa chia sẻ: “Kiến trúc nhà ở là yếu tố không thể tách rời trong xây dựng nông thôn mới. Địa phương luôn lồng ghép tiêu chí kiến trúc cảnh quan vào quy hoạch khu dân cư, vận động người dân xây dựng nhà ở phù hợp, có tính kết nối, không phá vỡ quy hoạch chung.”

Một góc khu dân cư xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang.

Không chỉ ở cấp xã, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng xác định rõ tầm quan trọng của yếu tố kiến trúc trong chương trình nông thôn mới. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, diện mạo nông thôn đã ngày càng khởi sắc đã đem lại những thay đổi đáng kể về đời sống, hạ tầng kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường nhiều vùng nông thôn.

Đại diện Sở Xây dựng Bắc Giang cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng định hướng kiến trúc vùng nông thôn gắn với đặc trưng văn hóa của từng khu vực. Bản sắc không nên chỉ nằm trong ký ức, mà cần được đưa vào từng mái nhà, hàng rào, góc sân.”

Sự chuyển biến trong kiến trúc nhà ở nông thôn mới tại Bắc Giang là minh chứng rõ nét cho cách tiếp cận phát triển gắn với bản sắc. Không chỉ đơn thuần là xây dựng những ngôi nhà đẹp hơn, khang trang hơn, mà còn là hành trình gìn giữ tinh thần làng quê trong từng viên gạch, mái ngói. Những ngôi nhà mới mọc lên hôm nay sẽ là nền tảng cho một diện mạo nông thôn văn minh, bền vững – nơi hiện đại và truyền thống cùng song hành.

Pháp lý xây dựng

Hội chợ ENTECH HANOI 2025 – Động lực thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững

Hội chợ quốc tế về Năng lượng và Môi trường – ENTECH HANOI 2025 diễn ra từ ngày 25 - 27/6/2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 250 gian hàng, tiếp tục khẳng định vị thế là nền tảng giao thương, hợp tác và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc xây dựng NTM

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn Bắc Kạn ngày càng khởi sắc, tạo tiền đề phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Bắc Kạn: Khát vọng nâng tầm nông thôn mới

Bắc Kạn đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho Chương trình Nông thôn mới năm 2025 với 37 xã đạt chuẩn, 10 xã nâng cao, 2 xã kiểu mẫu, và trên 50 thôn đạt chuẩn, tỉnh đang nỗ lực kiến tạo một diện mạo nông thôn giàu đẹp, văn minh, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn OCOP ở Bắc Kạn: Kiến trúc trải nghiệm và cảnh quan đặc trưng

Tại Bắc Kạn, mô hình du lịch nông nghiệp gắn với chương trình OCOP đang phát triển mạnh mẽ, tạo nên những không gian kiến trúc độc đáo hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên. Những homestay, làng nghề truyền thống không chỉ mang đến trải nghiệm chân thực cho du khách mà còn góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển kinh tế bền vững.

Bắc Kạn: Chuyển đổi số kiến tạo nông thôn mới thông minh và nâng tầm đặc sản OCOP

Bắc Kạn đang mạnh mẽ ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý quy hoạch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP, mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống dân sinh và kinh tế địa phương. Từ hệ thống thông tin địa lý đến nền tảng số kết nối nông sản với thị trường, tỉnh miền núi này đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc kiến tạo một nông thôn mới thông minh và nâng tầm giá trị đặc sản.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi