Khai thác các giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn

Khai thác các giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn

(Vietnamarchi) - Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn (Hà Nội) nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị của di tích, hình thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
14:52, 08/01/2024

Ngày 05/01/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 04/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (Ảnh: TL)

Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 98,30ha, bao gồm khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và vùng đệm, nằm trên địa bàn xã Sài Sơn, xã Phượng Cách, xã Yên Sơn và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn, gìn giữ lâu dài các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, địa chất, địa mạo của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách; phát huy và khai thác có hiệu quả các giá trị của di tích, hình thành điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nguồn thu cho địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn lực để bảo tồn di tích.

Đồng thời, xác định ranh giới bảo vệ, làm cơ sở quản lý và cắm mốc giới di tích; xác định các khu chức năng, khu dân cư bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan, môi trường. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và bố trí hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Làm cơ sở pháp lý cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thu hút nguồn lực đầu tư và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định về quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực di tích và các giải pháp quản lý, bảo vệ di tích theo quy hoạch…

Chùa Thầy có tên chữ là Thiên Phúc Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai) đã được xếp hạng tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Chùa gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có những đóng góp to lớn cho nhân dân, là ông tổ của bộ môn múa rối nước.

Trải qua 7 lần trùng tu lớn, đến nay chùa Thầy vẫn giữ được không gian cổ kính và kiến trúc độc đáo ở Xứ Đoài.

Về Vụ Bản chiêm ngưỡng vẻ đẹp chùa Hổ Sơn, tưởng nhớ Huyền Trân công chúa

Tọa lạc trên sườn núi Hổ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố gần 20km, Chùa Hổ Sơn là nơi thờ tự công chúa Huyền Trân nổi tiếng trong lịch sử đất Việt. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nơi đây đang là một trong những điểm du dịch tâm linh được nhiều du khách thập phương tìm về.

Cầu Ngói Chợ Lương - kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo

Tọa lạc tại xã Hải Anh huyện Hải Hậu, tình Nam Định, cầu Ngói Chợ Lương nổi tiếng là một trong 3 cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam, ghi dấu ấn về sự tài hoa, sáng tạo của người xưa trong kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo.

Đền Tống Trân: Kiến trúc truyền thống hòa cùng tinh thần dân tộc

Nổi bật với kiến trúc truyền thống, hòa mình vào không gian của làng quê thanh bình, đền Tống Trân không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa, truyền thống hiếu học của dân tộc, mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ngôi đền đã trở thành niềm tự hào của người dân quê nhãn và là điểm đến không thể bỏ qua của các sỹ tử tới cầu may mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Phú Yên: Độc đáo kiến trúc di tích lăng Hòa Lợi

Thị xã Sông Cầu có 26 lăng thờ cá voi, trong đó lăng Hòa Lợi ở xã Xuân Cảnh là di tích thờ cá Ông điển hình ở Phú Yên. Kiến trúc độc đáo lăng Hòa Lợi được xây bằng vật liệu đá vôi, bảo lưu được nhiều ngọc cốt có giá trị lịch sử, văn hóa, đang là điểm đến thu hút khách du lịch vào dịp lễ hội cầu ngư.

Khám phá vẻ đẹp của Bảo tàng Đăk Lăk

Với lối kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng thiết kế từ ngôi nhà dài truyền thống của người Êdê kết hợp với không gian xanh mát, Bảo tàng Đăk Lăk là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy giá trị những di sản tự nhiên, văn hóa và lịch sử của các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở Tây Nguyên, là điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến với Buôn Ma Thuột.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi