Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

Hưng Yên: Đình Đại Hạnh được xếp hạng di tích quốc gia

(Vietnamarchi) - Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 1328/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 5 năm 2024.
11:09, 22/05/2024

Theo đó, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Được biết, Đình Đại Hạnh thuộc thôn Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được xếp hạng cấp tỉnh năm 2022. Đình thờ Chử Đồng Tử cùng Nhị vị Phu nhân Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa thời vua Hùng Vương Thứ 18.

Đình được khởi dựng vào thời Hậu Lê với kết cấu kiến trúc kiểu chữ công gồm các tòa Đại bái, Ống muống và Hậu cung. Đại bái gồm 3 gian 2 chái, kết cấu kiểu bốn mái truyền thống đặc trưng thời Lê. Mái Đại bái được lợp bằng ngói mũi hài (còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng). Đường bờ nóc đắp lưỡng long chầu hổ phù đội mặt nhật. Đường bờ dải chạy xuống gấp khúc ở giữa mái. Mặt trước ba gian giữa Đại bái làm bằng gỗ mở ra ba luồng cửa bức bàn, hai gian hồi bít đốc, nền nhà nát gạch bát.

Bộ khung chịu lực của tòa Đại bái được định vị khá vững chắc bởi hai hàng cột cái và hai hàng cột quân. Đình kết cấu kiến trúc kiểu bốn mái nên hai mái phụ ở hai đầu hồi hay gọi là hai chái. Mỗi bên chái gồm một hàng cột quân. Hai hàng cột này xoay vuông góc với hàng cột trong gian chính.

Hai bộ vì chính và hai bộ vì giáp chái được liên kết giống nhau kiểu con chồng đấu vuông. Hai bộ vì hồi kết cấu kiểu vì kèo trụ chốn đơn giản. Bên dưới câu đầu gian trung tâm đặt bốn đầu dư tạo tác thành hình đầu rồng.

Bốn bộ vì nách gian giữa được liên kết bởi các con rường xếp chồng lên nhau khép kín tạo thành bức cốn, mặt trước chạm biểu tượng tứ linh (long, lân, quy, phượng); mặt sau chạm biểu tượng sóng nước.

Nối giữa Đại bái và Hậu cung là gian Ống muống với kết cấu kiến trúc đơn giản. Ống muống là nơi đặt ban thờ cộng đồng để thờ những người có công với làng với nước. Hậu cung ba gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì giá chiêng đơn giản. Gian trung tâm đặt ngai, bài vị thờ Đức Thánh Chử cùng Nhị vị phu nhân là Tiên Dung và Tây Sa công chúa.

Từ ngoài vào là Nghi môn được dựng dưới dạng trụ biểu với hai trụ lớn ở giữa và hai trụ nhỏ hai bên. Tiếp đến là sân đình. Khi xưa, sân đình là nơi họp chợ buôn bán vào các ngày rằm và tuần tiết.

Hằng năm, lễ hội Đình Đại Hạnh được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 âm lịch, để tưởng nhớ tới công lao của các vị Thành hoàng.

Pháp lý xây dựng

Đền Voi phục , Đền Quán Thánh - Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi phục và Đền Quán Thành là “Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là hai ngôi đền nằm trong Thăng Long Tứ trấn - gồm bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hà Nội: thêm 12 di tích được xếp hạng cấp thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đình Tây Đằng - một di sản văn hóa kiến trúc độc đáo

Xứ Đoài xưa, hay còn gọi là trấn Sơn Tây hoặc trấn Hưng Hóa (nay thuộc Hà Nội) là miền quê có nhiều ngôi đình nổi tiếng của người Việt cổ. Trong số những ngôi đình tiêu biểu của nơi đây có thể kể đến đình Tây Đằng, ngôi đình mang kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

“Không làm giả” vì sẽ dẫn đến làm sai lệch yếu tố gốc

Trước những tranh cãi nhiều chiều về “diện mạo” mới của di tích chùa Cầu sau trùng tu, đặc biệt là luồng ý kiến cho rằng “màu sơn quá mới”, “quá sáng” khiến di tích này trở nên “lạ lẫm”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án này đã có những phản hồi chính thức.

Khánh Hòa: Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Bảo tàng Alexandre Yersin sẽ là thiết chế văn hóa - xã hội đa năng, tổng hợp, tiêu biểu của tỉnh với công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa của Alexandre Yersin.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi