Hội thảo: Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình

Hội thảo: Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình

(Vietnamarchi) - Chiều 23/8, tại Hà Nội, Hội Bê tông Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình”. Sự kiện là diễn đàn để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, vận hành công trình đảm bảo an toàn cháy cho các công trình xây dựng...
11:54, 24/08/2024

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS.KTS Lê Quân, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khẳng định vai trò quan trọng của các nội dung được chia sẻ trong Hội thảo “Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình” đến việc đảm bảo an toàn sinh mệnh mọi cho cư dân trên mọi điều kiện cư trú, lao động.

Bên cạnh đó, PGS.TS.KTS Lê Quân cũng cho biết, thời gian qua, với việc thực hiện từng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC), Bộ Xây dựng cùng các cơ quan hữu quan đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để đưa vào thực tiễn trong quá trình sử dụng. Đứng trên phương diện là một cơ cơ sở đào tạo, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nhận thấy  hệ thống thông tin PCCC, an toàn sinh mệnh trong PCCC ảnh hưởng đến tất cả quy trình đào tạo và với các cấp học… Chính vì vậy, thông qua Hội thảo này, nhà trường hy vọng rằng, sẽ đóng góp tiếng nói về công tác an toàn cháy, nghiên cứu xây dựng cơ sở iêu chuẩn, quy chuẩn trong vật liệu để đảm bảo kết cấu cho nhà và công trình.

PGS.TS.KTS Lê Quân - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu chào mừng tại Hội thảo.
PGS.TS.KTS Lê Quân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo, TS. Lê Quang Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam cho biết, các thông tin được cung cấp tại Hội thảo sẽ giúp ích cho công tác thiết kế, nghiệm thu, làm nghề xây dựng và các vấn đề về PCCC. Đặc biệt, các bài tham luận được trình bày tại Hội thảo sẽ chủ yếu tập trung bàn về khả năng tính toán thời gian chịu lửa của kết cấu thép và bê tông cốt thép. Đồng thời, sẽ bàn các giải pháp đảm bảo thực hiện QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; vấn đề kiểm định vật liệu chống cháy…

TS Lê Quang Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.
TS Lê Quang Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Cũng tại đây, lãnh đạo các đơn vị, chuyên gia, kỹ thuật viên, giảng viên...quan tâm đến lĩnh vực xây dựng và PCCC đến từ các đơn vị, doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học đã cùng nhau bàn luận, chia sẻ rõ các nội dung trong từng phạm vi chủ đề cụ thể.

Toàn cảnh Hội Thảo Vật liệu và.
Toàn cảnh Hội Thảo.

Mở đầu buổi chia sẻ, TS. Lê Minh Long – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), đã trình bày về “Quy định về vật liệu và kết cấu công trình đảm bảo an toàn cháy trong QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023”, cho biết về phân loại kỹ thuật về cháy; phân nhóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy; phân hạng nhà, công trình và gian phòng có công năng sản xuất và kho theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ và khoảng cách...

Diễn giả, TS. Lê Minh Long – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), đang chia sẻ phân nhóm theo tính lan truyền lửa trong chủ đề “Quy định về vật liệu và kết cấu công trình đảm bảo an toàn cháy trong QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023” tại Hội thảo.
TS. Lê Minh Long – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng), chia sẻ phân nhóm theo tính lan truyền lửa trong chủ đề “Quy định về vật liệu và kết cấu công trình đảm bảo an toàn cháy trong QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023” tại Hội thảo.

Chia sẻ về “Nhà ở hiện hữu: Thực trạng và giải pháp nâng cao an toàn cháy”, TS. Cao Duy Khôi – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, đã đưa ra những dẫn chứng thực tiễn từ các vụ cháy chung cư. Cụ thể, vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội) vào ngày 13/9/2023 khiến 56 người tử vong và cháy nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh ở nhiều nơi, trong đó có các vụ việc cháy nhà mới nhất tại số 4 Hàng Lược và số 1 ngách 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy khiến nhiều người tử vong.

TS. Cao Duy Khôi nhấn mạnh một số kinh nghiệm từ các vụ cháy nhà hiện hữu. Cụ thể, nhà hiện hữu đa dạng về loại hình và nguy hiểm về cháy, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh; các tồn tại về PCCC thường nghiêm trọng và khó khắc phục (thoát nạn, ngăn chặn cháy lan); thời gian vàng thoát nạn thường là 5 phút. Tuy nhiên, cháy xảy ra vào ban đêm thì rất nguy hiểm đối với người ngủ. Đặc biệt, khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu.

Về quy định của pháp luật hiện hành: Nhà, công trình phải tuân thủ Quy chuẩn (QC), Tiêu chuẩn (TC) về PCCC. Nhà có vi phạm về PCCC sẽ tạm đình chỉ, đình chỉ, khắc phục theo QC, TC. Các công trình xây dựng trước luật PCCC 2001: Xử lý theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công trình không hoặc khó có khả năng đáp ứng QC, TC. Hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng (giao thông, cấp nước chữa cháy). Nếu đình chỉ thì ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Về dự thảo Luật PCCC đối với công trình hiện hữu thì giao UBND tỉnh, Thành phố chỉ đạo khắc phục, xử lý. Bộ chuyên ngành (chủ yếu là Bộ Xây dựng) chủ trì xây dựng hướng dẫn nâng cao an toàn cháy cho nhà hiện hữu.

Về giải pháp pháp lý, cần có quy định ứng xử riêng, trên nguyên tắc chấp nhận rủi ro nhất định, giảm bớt các yêu cầu an toàn, vận hành hạn chế; Làm rõ về vấn đề cải tạo, sửa chữa; Có chính sách để dần thay đổi mô hình ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh. Về giải pháp kỹ thuật, cần tập trung giải pháp thoát nạn, ngăn chặn cháy lan, khói lan; cảnh báo cháy sớm…

TS. Cao Duy Khôi – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đưa ra thực trạng an toàn cháy nhà hiện hữu tại Việt Nam trong chủ đề “ Nhà ở hiện hữu: Thực trạng và giải pháp nâng cao an toàn cháy” tại Hội thảo.
TS. Cao Duy Khôi – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đưa ra thực trạng an toàn cháy nhà hiện hữu tại Việt Nam trong chủ đề “ Nhà ở hiện hữu: Thực trạng và giải pháp nâng cao an toàn cháy” tại Hội thảo.

Trình bày tham luận “Thiết kế kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lửa” tại Hội thảo,  PGS.TS. Chu Thị Bình – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn tại Việt Nam chưa có chỉ dẫn tính toán lựa chọn các lớp vật liệu bảo vệ chịu lửa cho kết cấu thép nhưng đã có một số bảng tra cho cột và dầm thép bọc chống cháy bằng vữa, bê tông hay tấm chống cháy chuyên dụng. Tuy nhiên, số lượng các bảng tra và loại vật liệu cho trong bảng tra còn hạn chế. Các loại vữa chống cháy và sơn chống cháy chưa có bảng tra để sử dụng. Hiện nay, tại một số quốc gia đã có quy định các phương pháp xác định giới hạn chịu lửa như: Thử nghiệm; tính toán theo tiêu chuẩn; thiết kế có chứng nhận của các tổ chức, thỏa thuận giữa các hiệp hội... Do đó, có thể áp dụng tính toán thiết kế kết cấu thép chịu lửa theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Hoa Kỳ hoặc tiêu chuẩn Nga nhưng sẽ cần phải thử nghiệm để xác định các tính chất nhiệt vật lý của vật liệu bọc bảo vệ chịu lửa để có số liệu đưa vào tính toán kết cấu.

Diễn giả, PGS.TS. Chu Thị Bình – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cho biết tính toán kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lửa theo tiêu chuẩn Châu Âu tại tham “ Thiết kế kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lửa”.
 PGS.TS. Chu Thị Bình – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cho biết tính toán kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lửa theo tiêu chuẩn Châu Âu tại tham “ Thiết kế kết cấu thép đảm bảo khả năng chịu lửa”.

Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng đã trình bày tham luận với chủ đề “ Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép đảm bảo khả năng chịu lửa trong điều kiện Việt Nam” và cho biết, thiết kế kết cấu chịu lửa là biện pháp thụ động và là ranh giới cuối cùng bảo vệ công trình không sập đổ trong hỏa hoạn, khi những biện pháp chủ động khác về quy hoạch, kiến trúc, cơ điện.... đã không còn phát huy tác dụng. Cùng với QCVN 06, trên thực tế đòi hỏi cần sớm có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa. Việc soạn thảo TCVN thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa theo SP 468.1325800.2019 là hợp lý trong ngắn hạn do có tính liên thông và tính hệ thống với QCVN 06 và TCVN 5574:2018 cho nhiệt độ thường. Tuy nhiên, về dài hạn, việc chuyển đổi sang tiêu chuẩn châu Âu cũng thuận lợi do tiêu chuẩn Nga và tiêu chuẩn châu Âu ngày có nhiều điểm tương đồng.

Đặc biệt, PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng  nhấn mạnh, tài liệu hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa cần được soạn thảo cùng với TCVN. Đồng thời, cần có thêm nhiều nghiên cứu về thực nghiệm để kiểm chứng tiêu chuẩn trong điều kiện Việt Nam.

Diễn giả, PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, cho biết quy chuẩn kỹ thuật cho kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa trong tham luận“ Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép đảm bảo khả năng chịu lửa trong điều kiện Việt Nam”  tại Hội thảo.
PGS.TS. Nguyễn Trường Thắng – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, cho biết quy chuẩn kỹ thuật cho kết cấu bê tông cốt thép chịu lửa trong tham luận“ Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép đảm bảo khả năng chịu lửa trong điều kiện Việt Nam”  tại Hội thảo.

Trong khuôn khổ hội thảo, còn có những tham luận khác được quan tâm với nội dung như: “Thử nghiệm chịu lửa cho cấu kiện xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tại Việt Nam” của ThS Nguyễn Trung Kiên - Viện Khoa học công nghệ xây dựng IBST (Bộ Xây dựng); đại diện Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, Trường Đại học PCCC có tham luận “Một số quy định pháp luật mới liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong kiểm định phương tiện PCCC” và đại diện Công ty CP Greenpan trình bày “Giải pháp Panel cách nhiệt chống cháy cho công trình”.

 Diễn giả, ThS. Nguyễn Trung Kiên – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST “Bộ Xây dựng”, trình bày tham luận về “Thử nghiệm chịu lửa cho cấu kiện xây dựng theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn tại Việt Nam”.
ThS. Nguyễn Trung Kiên – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST “Bộ Xây dựng”, chia sẻ về phân loại kỹ thuật về cháy trong tham luận “Thử nghiệm chịu lửa cho cấu kiện xây dựng theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn tại Việt Nam” tại Hội thảo.
Đại diện Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, trường Đại học PCCC trình bày tham luận “Một số quy định pháp luật mới liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong kiểm định phương tiện PCCC”.
Đại diện Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, Trường Đại học PCCC trình bày tham luận “Một số quy định pháp luật mới liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong kiểm định phương tiện PCCC”.
Đại diện Công ty CP Greenpan trình bày “Giải pháp Panel cách nhiệt chống cháy cho công trình”.
Đại diện Công ty CP Greenpan trình bày “Giải pháp Panel cách nhiệt chống cháy cho công trình”.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia, diễn giả tiếp tục thảo luận và giải đáp mọi câu hỏi, thắc mắc về nội dung xoay quanh chủ đề đã chia sẻ... đến từ một số khách mời tham dự.

Diễn giả thảo luận, giải đáp câu hỏi đến từ khách mời tại buổi Hội thảo.
Các diễn giả thảo luận, giải đáp câu hỏi đến từ khách mời tại buổi Hội thảo.

 

Pháp lý xây dựng

Lựa chọn vật liệu xây dựng nhằm giảm chi phí bảo trì nhà cao tầng, tăng tuổi thọ, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển và đánh giá các vật liệu xây dựng mới như vật liệu tự phục hồi, vật liệu thông minh (SMPs), vật liệu sinh học, và nano-composite. Mục tiêu chính là khám phá khả năng của các vật liệu này trong việc cải thiện độ bền và giảm chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, cũng như đánh giá tác động môi trường so với các vật liệu truyền thống.

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

Tập huấn Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Ngày 21/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến Thông tư số 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và trực tuyến với các điểm cầu địa phương, doanh nghiệp, tổ chức. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.

Việt Nam và Dominicana thúc đẩy hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng

Sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, trong khuôn khổ hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có bài tham luận về thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana trong lĩnh vực xây dựng.

TCVN 13706:2023 phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của gỗ sấy

Trong ngành chế biến gỗ, việc phân hạng theo mức chênh lệch độ ẩm của quá trình sấy gỗ theo TCVN 13706:2023 đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng và độ bền sản phẩm gỗ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi