Lưu giữ các giá trị văn hoá, kiến trúc Việt
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, Hội thảo là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian” được Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam triển khai trong thời gian gần đây nhằm thực hiện sứ mệnh tâm huyết của Tập đoàn trong việc lưu giữ các dấu tích di sản tư liệu, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, phong thuỷ đồng thời tôn vinh và phát huy những giá trị đó trong tương lai.
Hội thảo quy tụ gần 50 đại biểu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư, Nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực: lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng - tôn giáo, văn hoá dòng họ, kiến trúc, phong thuỷ, khảo cổ, di sản, mỹ thuật và cổ văn…
Đặc biệt, Hội thảo được điều hành bởi Nhà Sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay và NCS. ThS. Nguyễn Trọng Mạnh - Phong thuỷ Sư Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Khoa học CTCP Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xherozone.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, NCS. ThS. Nguyễn Trọng Mạnh - Phong thuỷ Sư Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Khoa học CTCP Viện Phong thuỷ Khoa học Toàn Cầu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xherozone cho biết, tiếp nối thành công của Hội thảo "Diễn trình lịch sử Văn hóa - Kiến trúc - Phong thuỷ - Mỹ thuật từ thế kỷ X - đến Thế Kỷ thứ XIV", Hội thảo "Tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử" được tổ chức tiếp tục quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, kiến trúc, phong thủy và khảo cổ, cùng các học giả uy tín từ nhiều cơ quan, đơn vị trên khắp cả nước cùng đồng hành với Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam trên con đường bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hoá, kiến trúc Việt.
Thông tin chi tiết tại phần đề dẫn, NCS. ThS. Nguyễn Trọng Mạnh nhấn mạnh, Nhà thờ và từ đường không chỉ là nơi thực hiện nghi thức thờ cúng mà còn là biểu tượng của lòng hiếu kính, là trung tâm văn hóa và gắn kết giữa các thế hệ trong dòng họ. Trong lịch sử dân tộc, rất nhiều dòng họ lớn đã góp phần hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam. Do đó, Không gian thờ cúng truyền thống với kiến trúc nhà thờ, từ đường, văn bia, hoành phi, câu đối, gia phả... là những kho tàng di sản sống động mà Tập đoàn Xherozone và Hệ sinh thái Phong thủy Đại Nam mong muốn sẽ cùng các chuyên gia, các nhà khoa học cùng nỗ lực bảo tồn và phát huy.
Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia cùng bàn luận về những giá trị thiêng liêng của không gian thờ cúng và nhà thờ truyền thống - nơi chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc và di sản phong phú của dân tộc Việt, góp phần duy trì và phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc trong cuộc sống hiện đại.
Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, chủ đề Hội thảo là một nội dung điểm nhấn trong dự án “Dòng chảy thời gian”. Đề cập về văn hóa tín ngưỡng, nhưng gắn cụ thể với thành tố là kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt. Đây là chủ đề chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa người Việt nói chung, văn hóa tín ngưỡng nói riêng, thể hiện tấm lòng hiếu kính tổ tiên, trân trọng những giá trị thiêng liêng trong tâm khảm mỗi người…
Đề xuất một số giải pháp trước thực trạng kiến trúc Nhà thờ, Từ đường, không gian thờ cúng dòng họ nước ta hiện nay, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, khi mỗi người coi thờ cúng tổ tiên là một trong những điều cốt lõi trong tín ngưỡng ở dân tộc, trước hết cần phải tạo ra môi trường để người dân, mọi người có thể được thi hành tín ngưỡng ấy, không gian ấy thường gắn liền với nơi thờ phụng nhỏ trong một gia đình là Nhà thờ, bàn thờ gia tiên và lớn hơn trong dòng tộc là Từ đường… Dù điều này không thể quy chuẩn được lớn nhỏ và cần phải tùy vào gia cảnh nhưng miễn sao có thể toát nên giá trị của sự tôn nghiêm, sự tri ân tiền nhân của đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Đồng thời, Nhà sử học Dương Trung Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số, việc sử dụng những ứng dụng để các con cháu có thể biết mình thờ ai, có quan hệ gì với họ, dòng họ của mình…Tóm lại, tín ngưỡng là quyền tự do của mỗi người, sự lựa chọn của mỗi người, ý muốn của gia đình. Tuy nhiên dù xây dựng với mô hình nào thì đều cần phải có sự phù hợp với không gian tránh sự sai lạc.
Từ góc nhìn Kiến trúc, đề xuất và chia sẻ về tình hình Nhà thờ, Từ đường, không gian thờ cúng dòng họ tại Việt Nam hiện nay, KTS. Lương Hoài Trọng Tính – KTS độc lập, diễn giả về văn hóa truyền thống cho biết, do hiện nay thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển nên các loại vật tư xây dựng cũng như các phương án thiết kế có nhiều mẫu mã, hình thái kiến trúc để cho các khách hàng có thể lựa chọn. Do vậy, khi xây dựng một công trình giá trị văn hóa như Nhà thờ, Từ đường hoặc không gian thờ cúng dòng họ có thể sử dụng những họa tiết, hoa văn mang giá trị truyền thống hoặc xây dựng các công trình mang hình thái kiến trúc truyền thống để tạo nên điểm nhấn, trao truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau…
Lưu ý trong vấn đề sử dụng hoành phi, câu đối trong Nhà thờ, Từ đường hiện nay, GS.TS. Đinh Khắc Thuân – Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam cho biết, ở các dòng họ hiện nay, ở làng xã nào cũng đều có xu hướng tôn sùng tổ tiên cho nên họ sẵn sàng tôn tạo, xây dựng nên Nhà thờ…Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều gia đình lại không rõ cách bài trí và không biết các nội thất bên trong Nhà thờ, Từ đường gồm có những gì, do vậy nhiều gia đình đã đi học cách bài trí giống một số Nhà thờ khác mà chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bài trí đó, dẫn đến việc bài trí không đúng,… Vì vậy theo GS.TS. Đinh Khắc Thuân, đối với những vấn đề trên cần phải nhờ sự tư vấn của những người có chuyên môn, am hiểu trong lĩnh vực.
Chia sẻ từ góc độ định hướng nghiên cứu về kiến trúc nhà thờ, TS. Tạ Thị Hoàng Vân - Phó Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Bộ Xây dựng, bên cạnh góp ý chi tiết về đề cương tại Hội thảo đã cho biết, về tính thời đại cần phải giữ gìn giá trị tinh thần của Nhà thờ họ, tuy nhiên về kiến trúc có thể thay đổi để phù hợp với những điều kiện cụ thể…
Kết thúc Hội thảo, rất nhiều ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu được đưa ra, góp phần định hướng, bổ sung thêm các căn cứ khoa học về truyền thống thờ cúng dòng họ ở Việt Nam từ các góc độ lịch sử, tư liệu, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc và phong thuỷ.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Dự án “Dòng chảy thời gian” do CTCP Viện Phong thủy Khoa học Toàn Cầu thuộc Tập đoàn Xherozone, Hệ sinh thái Phong thuỷ Đại Nam thực hiện là Dự án khảo cứu, hệ thống lại những giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật, đặc biệt là khoa học phong thuỷ của các triểu đại phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Dự án không chỉ gìn giữ những tư liệu, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần của cha ông ta đối với thế hệ con cháu mai sau, mà còn giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp và truyền cảm hứng tới cộng đồng trong việc lưu giữ truyền thống văn hoá, kiến trúc dân tộc Việt Nam.
Dự án đã tái hiện được các dấu tích lịch sử, tiến hành sắp xếp, hệ thống hoá những di sản văn hoá vật chất và tinh thần thông qua các di sản Văn hoá - Kiến trúc - Phong thuỷ - Mỹ thuật của 5 triều đại phong kiến Việt Nam: Ngô - Đinh - Lê - Lý - Trần một cách đầy đủ và khoa học và tiếp tục nghiên cứu, khảo cứu về các giai đoạn tiếp theo trong lịch sử. Đặc biệt, Dự án triển khai nghiên cứu nội dunglưu giữ, bảo tồn các dấu tích di sản tư liệu, văn hoá, kiến trúc, phong thuỷ trong truyền thống thờ cúng dòng họ ở nước ta.
Ý kiến của bạn