Thước Lỗ Ban – dụng cụ hỗ trợ đo đạc phong thủy trong xây dựng

Thước Lỗ Ban – dụng cụ hỗ trợ đo đạc phong thủy trong xây dựng

(Vietnamarchi) - Bất kỳ người Việt nào trong quá trình xây nhà cũng mong muốn ngôi nhà của mình có được các kích thước đẹp và hợp phong thủy. Thước lỗ ban chính là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn làm điều đó. Để nắm rõ về nguồn gốc, công dụng và cách sử dụng của thước Lỗ Ban, dưới đây là một số thông tin đặc biệt về dụng cụ độc đáo này.
11:28, 05/04/2024

Thước Lỗ Ban là gì?

Thước Lỗ Ban là thước xây dựng được sử dụng trong việc đo đạc nhà cửa, làm mộ, các kích thước lý tưởng của thợ mộc. Cấu tạo của thước bao gồm các số đo, thước lỗ ban sẽ gồm có phần đo độ dài và phần xác định cung tốt xấu để giúp lựa chọn ra những kích thước đẹp và bỏ đi các kích thước xấu.

Trên thước Lỗ Ban có chia theo đơn vị đo chiều dài và các cung tốt hay xấu. Thước Lỗ Ban được chia làm hai loại, loại dùng cho Dương phần để tính toán cho nhà cửa và các vật dụng cho người sống và loại dùng cho Âm phần để tính toán cho phần mộ và các vật dụng của người chết (đồ thờ…).

Loại thước dùng cho Dương phần dài 429 mm chia làm 8 cung lớn theo thứ tự là Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn dài 53,625 mm, lại chia làm 4 cung nhỏ, mỗi cung 13,4 mm. Loại thước dùng cho Âm phần dài 38,8 cm (còn gọi là thước 39 cm) chia làm 10 cung lớn, mỗi cung dài 39 mm theo thứ tự là Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn lại chia làm 4 cung nhỏ, mỗi cung dài 9,75 mm.

Thợ mộc ngày xưa dùng thước gỗ với các loại riêng biệt nói trên. Ngày nay, người ta tích hợp cả hai loại trên vào thước rút bằng kim loại với các độ dài 5 m, 7 m, 10 m… Trên đó chia theo đơn vị đo chiều dài, đồng thời chia ra các cung lớn và cung nhỏ theo thước Lỗ Ban. Ý nghĩa các cung lớn và cung nhỏ đều được ghi cụ thể trên thước, cung tốt in chữ màu đỏ, cung xấu in chữ màu đen. Trong loại thước này, dòng trên là thước 43 cm - dùng cho Dương phần và dòng dưới là thước 39 cm - dùng cho Âm phần.

Nguồn gốc thước Lỗ Ban

Tên gọi thước Lỗ Ban được bắt nguồn từ người phát minh ra loại thước này – người thợ mộc tên là Ban họ là Công Thâu Ban, ông tổ nghề thợ mộc ở nước Lỗ. Là một thợ mộc tài ba sống ở thời Xuân Thu (770 – 476 trước Công nguyên), Lỗ Ban là một thợ mộc tài ba, một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại.

Theo sử sách ghi chép, Lỗ Ban từng chế tạo ra một con chim gỗ có thể bay cao trong suốt ba ngày và chở được một người lên không trung để do thám quân địch. Thiết kế này chính là tiền thân cho máy bay trinh thám ngày nay.

Bên cạnh đó, ông còn tạo ra thang phá thành và những vũ khí sử dụng trong chiến tranh.

 

Tuy nhiên, sau này ông được Mặc Tử thuyết phục không chế tạo những công cụ phục vụ chiến tranh nữa mà chuyển sang phát minh ra công cụ lao động và sản xuất như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, thước đo...

Trong đó, thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích và mục đích được dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ.

Thời cổ, thước Lỗ Ban không chỉ phổ biến dùng trong dân gian, mà còn là tiêu chuẩn xây dựng kiến trúc cho hoàng gia. Sách “Các quy tắc xây dựng công trình của Công bộ” thời Thanh đã liệt kê ra đến 124 loại cửa đã áp dụng đo đạc bằng thước Lỗ Ban.

Chiều dài, cấu tạo của thước Lỗ Ban

Về mặt cấu tạo của thước Lỗ Ban

Khi kéo thước Lỗ Ban ra bạn sẽ thấy ngay 4 hàng thước được chia cẩn thận với các ý nghĩa khác nhau. Hàng thứ nhất chỉ kích thước (đơn vị tính theo cm), hàng thứ 2 và hàng thứ 3 đều là dãy chữ hàm nghĩa và theo thứ tự thì hiển thị cho cấu tạo của thước Lỗ Ban 38,8 cm và 42,9 cm.

Ngoài ra trong thước lỗ ban còn có loại thước lỗ ban 52.2cm chuyên dành cho các khoảng thông thủy trong nhà ví dụ như: Khoảng thông thủy của các ô cửa sổ, khoảng thông thủy của ô thoáng, khoảng thông thủy của cửa chính, cửa đi, cửa sổ.

Về chiều dài của thước Lỗ Ban

Cả hai cây thước Lỗ Ban nhỏ (38,8 cm và 42,9 cm) được xếp chồng lên nhau. Cách sử dụng thước Lỗ Ban nhỏ này là đo làm sao đến khi kích thước vào 2 cung đỏ là tốt, ngược lại khi kích thước rơi vào cung đen thì hàm nghĩa xấu.

Thước Lỗ Ban còn lại là loại 52,2 cm theo lưu truyền có tác dụng trong việc đo đạc các kích thước cho khoảng thông thủy trong gia đình. Đó có thể là khoảng thông thủy của cửa chính, cửa đi, cửa sổ hay ô thoáng... Ngoài ra loại thước Lỗ Ban 52,2 cm còn được ứng dụng để xác định kích thước cho những khoảng lọt lòng của các phòng.

Thước Lỗ Ban dùng cho nhà cửa

Thước Lỗ Ban dùng cho Dương phần sử dụng cho cổng, cửa, giường, tủ, bàn ghế… Tuy nhiên khi làm nhà, người ta chủ yếu quan tâm đến cổng và cửa là chính. Cách đo theo nguyên tắc đối với không gian có khoảng trống để đi lại hoặc để dòng khí lưu chuyển thì tính theo thông thủy (đo trong lòng, hay còn gọi là lọt lòng); còn đối với bệ, bậc, các đồ vật thì đo phủ bì, tức là tính kích thước bao bọc bên ngoài.

Khi xây dựng nhà cửa, lấy kích thước cho các loại vật dụng phục vụ "người dương", chúng ta chỉ cần lựa chọn khoảng thông thủy trong các cung đỏ của dãy số ở thước trên là được, không nhất thiết phải chọn những khoảng thông thủy cùng nằm trong cung tốt (2 đỏ) của cả thước trên và thước dưới.

Đối với các loại công trình kiến trúc hoặc vật dụng thuộc loại "xấu" như nhà vệ sinh, bể phốt, sọt đựng rác, thùng đổ phế thải... cũng chọn kích thước thông thủy trong phạm vi các cung "đỏ".

Trong xây dựng nhà ở, những người cầu toàn có thể kết hợp chọn cả "2 đỏ" cho khoảng thông thủy của độ cao trần nhà, nhưng chủ yếu là cho hệ thống cổng, cửa... Các độ số thông thủy tương thích, hài hòa của cổng, cửa như sau:

Cửa sổ: Rộng 88cm, cao 1,45m cộng ô thoáng 41 x 41cm hoặc 42 x 42cm.

Cửa thông phòng (cửa đi giữa các phòng): 81cm x 1,76m + ô thoáng 41 x 41cm; hoặc 86cm x 1,92m + ô thoáng 42 x 42cm.

Cửa chính 2 cánh: 1,76m x 2,31m + ô thoáng 42 x 42cm; cửa 2 cánh (60cm/cánh): cao 2,17m + ô thoáng 41 x 41cm.

Cửa 4 cánh (2,15m) trong đó 2 cánh giữa mỗi cánh 60cm; hai cánh còn lại nhỏ hơn; cao 2,31m + ô thoáng 42 x 42cm.

Cổng ngoài (rộng): 2,75m; 2,81m; 2,95m; 3,01m; 3,21m; 3,41m; 3,47m; 3,61m; 3,81m; 3,91m; 4,07m; 4,11m; 4,25m; 4,31m; 4,45m; 4,50m; 4,66m; 4,70m; 4,76m; 4,88m; 4,95m; 5,09m; 5,15m; 5,35m... Chiều cao cổng chọn số tốt tương ứng là được. Ví dụ: rộng 2,75m; cao 3,21m + ô thoáng 41cm + nóc mái cổng 20,75cm.

Trong việc xây dựng nhà cửa, mỗi chỗ lại cần phải dùng một loại thước Lỗ Ban phù hợp, điển hình như:

Thước Lỗ Ban 52cm: dùng để đo các khoảng không thông thủy như cửa, cửa sổ, ô thoáng, chiều cao tầng nhà…Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 520mm. Được chia ra là 8 cung lớn: theo thứ tự từ cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng.

Thước Lỗ Ban 42,9cm (dương trạch): dùng để đo cho khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…) chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 429 mm, được chia thành 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng.

Thước Lỗ Ban 38,8cm hay 39cm (âm trạch): dùng để đo đồ nội thật (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Chiều dài chính xác của thước này là 390 mm, được chia làm 10 cung lớn: theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài.

Nguyên tắc đo:

Đo cửa: đo kích thước thông khí khung cửa, không đo cánh cửa.

Đo chiều cao nhà: đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn).

Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ...): đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính.

Bản vẽ thiết kế nhà đẹp chuẩn phong thủy gồm những yếu tố nào?

Từ xưa, thiết kế nhà theo phong thủy luôn được người Á Đông quan tâm. Việc sở hữu một ngôi nhà với tính thẩm mỹ cao, khoa học là chưa đủ mà cần yếu tố quan trọng hợp phong thủy.

“Nước” với những giá trị phong thủy trong kiến trúc

Yếu tố “nước” trong phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nguồn năng lượng, là cội nguồn cho sự phát triển, sinh sôi, hưng thịnh về sức khỏe và tài lộc.

Bài trí phong thủy cho sân nhà để thu hút tài lộc

Trong kiến trúc nhà ở truyền thống, sân nhà luôn là phần không thể thiếu trong không gian tổng thể. Đặc biệt, sân nhà cũng có vai trò rất lớn trong phong thuỷ bởi theo quan niệm phong thuỷ, đây là nơi luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà và tự nhiên thông qua sự vận động của âm dương… Theo đó, để có bố cục sân nhà đem lại nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe… cần tuân thủ một vài cách bài trí phong thủy dưới đây.

Các yếu tố phong thủy sân nhà cần nắm vững để thu hút tài lộc

Trong kiến trúc nhà ở truyền thống, sân nhà luôn là phần không thể thiếu trong không gian tổng thể. Đặc biệt, sân nhà cũng có vai trò rất lớn trong phong thuỷ bởi theo quan niệm phong thuỷ, đây là nơi luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà và tự nhiên thông qua sự vận động của âm dương… Theo đó, để có bố cục sân nhà đem lại nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe… cần tuân thủ một vài cách bài trí phong thủy dưới đây.

Cách trưng bày tủ rượu thẩm mỹ, hợp phong thủy

Tủ rượu không đơn thuần chỉ nơi trưng bày những chai rượu quý mà chúng ta sưu tập được, mà đây còn là một điểm nhấn hoàn hảo góp phần nâng tầm về thẩm mỹ không gian, đồng thời cũng là cách để khẳng định về đẳng cấp của bản thân. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi chọn vị trí trưng bày tủ rượu vì có thể ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi