Hà Nội cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa

(Vietnamarchi) - Ngày 26/11/2024, Sở văn hoá Thể thao và du lịch đã có Quyết định số 1491/QĐ -SVHTT về việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa. Bảo tàng Kính Hoa hoạt động theo hình thức bảo tàng ngoài công lập, có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến văn hoá Đông Sơn nói riêng, lịch sử - văn hoá của dân tộc nói chung.
15:00, 04/12/2024

Cả nước hiện có gần 200 bảo tàng, trong đó bảo tàng tư nhân chiếm tới hơn 50 bảo tàng. Hà Nội hiện có 15 bảo tàng tư nhân, là địa phương đang có nhiều bảo tàng tư nhân nhất cả nước. Các bảo tàng tư nhân có chủ đề rất phong phú từ: gốm sứ nghệ thuật; âm nhạc văn hóa; bảo quản trưng bày và phát huy giá trị hiện vật là di vật cổ vật quý giá, mang đặc trưng văn hóa của địa phương, vùng miền, quốc gia… mỗi bảo tàng đều có vẻ hấp dẫn riêng.

Bảo tàng Kính Hoa có được là bởi sự tâm huyết, quyết tâm lớn, mạnh dạn đầu tư sưu tầm các hiện vật quý hiếm, có giá trị cao của doanh nhân Nguyễn Văn Kính, nhà sáng lập Công ty Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao Toàn Cầu (Toàn Cầu JSC). Được biết, tên gọi Bảo tàng Kính Hoa cũng xuất phát từ chính lĩnh vực mà Ông vốn gắn bó và yêu thích. Việc một doanh nhân có được những bảo vật quý giá là cơ duyên và cũng là sứ mệnh được giao gửi lưu giữ cho đời sau.

Doanh nhân Nguyễn Văn Kính bên các bảo vật và cuốn sách “Giải mã văn hoá Đông Sơn” vừa được trao tặng Giải Nhất Hạng mục sách của Hội đồng Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức

Các hiện vật dự kiến trưng bày tại Bảo tàng Kính Hoa là sự vượt bậc về giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hoá cũng như sự phong phú đa dạng về các sản phẩm. Đặc biệt, với Thạp đồng Kính Hoa II đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia đợt 12 năm 2023 ngày 18/12/2023.

Hiện tại, các hiện vật dự tính trưng bày tại Bảo tàng Kính Hoa đang được bảo quản cẩn thận và vẫn đang tiếp tục được tăng cường, chờ được trưng bày tại địa điểm chính thức với các nhóm hiện vật bao gồm nhiều thạp đồng giá trị quốc gia, đồ đồng, đồ gốm và đồ gỗ đặc biệt quý hiếm với con số lên tới vài hàng trăm hiện vật.

Một số hiện vật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng

Phát triển và trao cơ hội cho các tư nhân thành lập bảo tàng ngoài công lập là việc làm thiết thực, tạo cơ hội và khuyến khích nguồn lực tư nhân trong việc lưu giữ và bảo quản bảo, tránh thất thoát di sản vật chất, văn hoá quốc gia, mang lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc. Các bảo tàng tư nhân có cơ hội phát triển sẽ là điều kiện để xã hội hóa, thu hút tham quan học tập và trở thành điểm du lịch hấp dẫn, phát triển nguồn lực kinh tế xã hội cũng như phát triển ngành công nghiệp văn hoá, du lịch.

Các hiện vật, tư liệu trong xã hội có cơ hội được phát huy hết giá trị phục vụ công chúng, công tác nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Đồng thời cũng cho thấy công cuộc lưu giữ những ký ức lịch sử, nét đẹp văn hoá của dân tộc cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vật chất của Việt Nam không chỉ còn là việc làm của nhà nước mà đã và đang nhận được sự quan tâm rất nhiều từ cộng đồng.    

Để duy trì và phát huy giá trị cao của hệ thống bảo tàng tư nhân rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các địa phương, trong đó việc hỗ trợ cơ chế chính sách và địa điểm xây dựng bảo tàng trưng bày vô cùng quan trọng, đồng thời đóng vai trò là cầu nối liên kết xúc tiến với các doanh nghiệp lữ hành du lịch.

 

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh