Động Hoa Lư, Đền Thung Lá - Điểm đến linh thiêng

Con đường di tích cố đô

Động Hoa Lư, Đền Thung Lá - Điểm đến linh thiêng

Nằm trên địa phận xã Gia Hưng huyện Gia Viễn tình Ninh Bình, Động Hoa Lư (Thung Lau) và Thung Lá là những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng cũng như gắn liền với những tích về thiền sư Nguyễn Minh Không. Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của thiên nhiên, vẻ trầm mặc cổ kính, linh thiêng của những ngôi đền, nơi đây là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với Ninh Bình.
10:19, 12/01/2024

Động Hoa Lư

Động Hoa Lư hay còn được gọi là Thung Lau Ninh Bình là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nơi đây gắn liền với những bước đầu trong sự nghiệp thống nhất giang sơn của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh.

Động Hoa Lư nhìn từ đỉnh lối vào. Ảnh TL

Nằm cách Cố đô Hoa Lư khoảng 15km và thành phố Ninh Bình 20km về phía Bắc, Động Hoa Lư là một thung lũng rộng khoảng 16 mẫu nằm lộ thiên được bao bọc bởi các ngọn núi vòng cung. Động nằm giữa bốn bề núi cao dựng đứng, có dạng gần tròn, đường kính khoảng 200m tạo nên một bức tường thành vững chãi ngăn cách động Hoa Lư với bên ngoài. Chỉ có một lối duy nhất đi vào động là một quèn nhỏ cao khoảng 30m. Bao bên ngoài động là đầm Cút, dài khoảng 3km rộng 500m, như con hào thiên nhiên bảo vệ động Hoa Lư.

Động Hoa Lư ngoài tên gọi Thung Lau còn có tên gọi là Thung Ông. Cái tên Thung Ông được đặt tên theo đền thờ “thánh Ông” Nguyễn Minh Không ở trong thung xưa. Đây cũng chính là căn cứ đầu tiên của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp thống nhất giang sơn của mình.

Những năm gần đây Động Hoa Lư được đầu tư tu bổ và tôn tạo khang trang hơn. Phía bên ngoài động có cổng đá, bến đỗ xe cho khách thập phương, để thuận tiện cho việc đi lại của du khách, chính quyền địa phương đã cho xây dựng một con đường với khoảng 240 bậc đá uốn lượn thành 9 khúc, tượng trưng cho hình tượng Rồng. Nằm giữa động Hoa Lư là ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng  và Thánh Nguyễn Minh Không. Đền xây trên nền dinh luỹ xưa kia của ông, cũng là trên nền ngôi đền cũ được xây dựng cách đây trên 300 năm. Lịch sử ghi nhận Thánh Nguyễn Minh Không là nhà chính trị có nhiều công lao đối với nước Đại Việt thời Lý.

Nguyễn Minh Không là một nhà sư tài danh lừng lẫy, một danh y thiên tài. Ông cũng là người đã sưu tầm, phục hưng nghề đúc đồng - tinh hoa của nền văn hóa Đông Sơn - Văn minh Việt cổ và được coi là ông tổ nghề đúc đồng. Trước kia, là ngôi đền 3 gian, nay đã trùng tu lại thành 5 gian, đầu hồi bít đốc. Mặt bằng đền hình chữ Đinh. Tượng Nguyễn Minh Không được làm bằng gỗ, đặt trong khám ở hậu cung với phong cách mỹ thuật khoảng cuối TK18.

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, hàng năm, vào ngày 8 tháng 10 âm lịch, tại Thung Lau Ninh Bình đều diễn ra lễ hội gọi là hội động Hoa Lư hay lễ hội đền Thung Lau. Lễ hội được người dân địa phương tổ chức nghiêm trang với nhiều nghi lễ, tế, rước. Bên cạnh đó còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, tập trận ờ lau, múa lân, hát chèo hay hát dân ca tạo không khí vui tươi phấn khởi cho người dân và du khách tham dự. Lễ hội trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nhằm tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc với các bậc tiên đế, tiền nhân.

Mang vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, gắn liền với những bước đầu trong sự nghiệp thống nhất giang sơn của vị hoàng đế đầu tiên của đất Việt, Động Hoa Lư (Thung Lau) đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996, là nơi lưu giữ dấu ấn hào hùng của dân tộc cần được quan tâm, bảo tồn và phát triển.

Thung Lá

Đền Thung Lá. Ảnh TL

 

Nằm cạnh Động Hoa Lư, thuộc địa phận xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, có diện tích khoảng 4ha, Thung Lá là một thung lũng khá sâu, được bao quanh bởi năm ngọn núi lớn, trước mặt là hồ sen rộng tỏa hương thơm ngát.

Tương truyền, xưa kia đây là nơi Thánh Nguyễn Minh Không trồng thuốc. Nơi này, có nhiều cây thuốc quý nên cũng là căn cứ để nghĩa quân của Vua Đinh bí mật rút về chữa trị sau mỗi trận đánh. Xưa kia có một nữ vương (sau này người ta lập đền thờ gọi là Vương Bà) chuyên bói lá rất giỏi, thường xem lá cho Vua Đinh Tiên Hoàng trước khi xuất quân hay làm việc trọng đại. Có lẽ vì những lí do ấy mà nơi đây mang tên Thung Lá. Với vẻ trầm mặc, nên thơ, Đền Thung Lá là địa điểm linh thiêng thờ Quốc Mẫu, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.

Đền  có phong cách kiến trúc “Tiền nhị, hậu đinh. Ảnh TL

Đền Thung Lá có kiến trúc kiểu “Tiền nhị, hậu Đinh”. Tiền bái ba gian mở ra ba cửa, không có hiên, trên đắp lưỡng long chầu nguyệt, phía sau thông với hậu cung. Qua sân gạch là Nhà Tiền tế gồm 5 gian, mái được lợp bằng ngói, bên trong có ban thờ Trần Triều.

Lối đi lên đền. Ảnh TL

Với vẻ đẹp thiên nhiên  hùng vĩ, lối kiến trúc cổ kính, cùng những bức phù điêu bằng đá với họa tiết hoa văn cầu kỳ tạo thêm cho nơi đây sự hài hòa, thanh tịnh.

Hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân du khách thường đến đây để cầu một năm mới tốt lành và để thực hành hoặc thưởng thức các giá đồng - một loại hình văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.

Pháp lý xây dựng

Khánh Hòa: Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Bảo tàng Alexandre Yersin sẽ là thiết chế văn hóa - xã hội đa năng, tổng hợp, tiêu biểu của tỉnh với công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa của Alexandre Yersin.

Quảng Ngãi: Bình Sơn đón nhận bằng xếp hạng ba di tích lịch sử cấp tỉnh

Ngày 17/7, UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích Lăng Vạn Tân Thạnh, Lăng Vạn Mỹ Tân và di tích địa điểm cư trú và mộ táng văn hoá Sa Huỳnh.

Nha Trang: Biệt thự Cầu Đá chính thức được xếp hạng di tích cấp tỉnh

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với khu biệt thự Cầu Đá nằm tại di tích lầu Bảo Đại tại phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang.

Giá trị các công trình kiến trúc ghi dấu ấn Thăng Long - Hà Nội

Thủ đô Hà Nội mang trong mình biết bao di tích, công trình kiến trúc có niên đại cả nghìn năm. Nhiều công trình được xem như biểu tượng Hà Nội, là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.

Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi