Đô thị là động lực phát triển, nông thôn là nền tảng bền vững

Đô thị là động lực phát triển, nông thôn là nền tảng bền vững

Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học rà soát dự thảo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch đô thị, nông thôn).
11:29, 02/08/2024
phó thủ tướng trần hồng hà
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động phương pháp lập Quy hoạch đô thị, nông thôn đối với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, đây là lần đầu tiên Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn được xây dựng theo Luật Quy hoạch. Trước đây, trong từng giai đoạn đều có định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, nông thôn.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn được xác định là quy hoạch ngành quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành lĩnh vực quản lý phát triển hệ thống đô thị, nông thôn theo mô hình "mạng lưới" trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

thứ trưởng nguyễn tường văn
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Quan điểm hàng đầu của Quy hoạch là phát triển đô thị trở thành động lực, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế. Nông thôn là nền tảng để phát triển bền vững đô thị.

Không gian đô thị, nông thôn gắn với không gian, phân vùng phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết hiệu quả với hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia.

Theo đó, hệ thống đô thị phát triển theo chuỗi, dài và chùm đô thị; tập trung tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan toả đến các đô thị vừa và nhỏ, đô thị miền núi và hải đảo, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn.

Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với các đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị; chú trọng các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị, nông thôn.

Xây dựng nông thôn toàn diện, bền vững, hiện đại, văn minh, gắn với phát triển đô thị, đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy đặc trưng, bản sắc từng vùng miền. Khu dân cư nông thôn là hạt nhân quan trọng của khu vực nông thôn, được quy hoạch gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống; phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Đến năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 70% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó 35% số huyện được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; 100% huyện có đô thị.

Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Kiến trúc tiêu biểu, giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Hệ thống đô thị Việt Nam có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á - Thái Bình Dương, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế.

Khu vực nông thôn có môi trường sống kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị, văn minh, xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận với đô thị.

Đóng góp cho dự thảo Quy hoạch, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển để làm căn cứ xây dựng hệ thống quy hoạch đô thị, nông thôn có sức sống, thống nhất, đồng bộ, không xung đột với các quy hoạch khác.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ VH,TTDL Hoàng Đạo Cương cho rằng, Quy hoạch phải tạo thành chuỗi các đô thị, vùng nông thôn có đặc trưng riêng, phù hợp với lịch sử, địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội… nhằm tạo tiền đề phát triển mới cho từng vùng, miền.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, xây dựng Quy hoạch đô thị, nông thôn là nhiệm vụ mới, lần đầu tiên được triển khai. Bộ Xây dựng phải làm rõ các cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học và mối quan hệ của Quy hoạch đô thị, nông thôn với các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh; rà soát, đánh giá tác động của phương pháp lập Quy hoạch đô thị, nông thôn đối với các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt; công tác quản lý, sử dụng các sản phẩm của Quy hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết). Trong Quy hoạch cũng cần xác định rõ vai trò, vị trí, phạm vi của khu vực nông thôn đối với quá trình đô thị hoá.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp, khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê quyệt.

https://baochinhphu.vn/do-thi-la-dong-luc-phat-trien-nong-thon-la-nen-tang-ben-vung-102240731124630397.htm

Pháp lý xây dựng

Công ty Vinspeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Ngày 14/5, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Hội thảo Nhà ở xã hội – thực trạng và tầm nhìn: Từ cơ chế đến công nghệ để hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh các chủ trương, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển nhà ở xã hội nhằm bảo đảm an sinh cho số đông người dân, ngày 10/5/2025, tại TPHCM, Hội Kiến trúc sư TPHCM phối hợp cùng đại diện Tập đoàn Ong&Ong tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Nhà ở xã hội – Thực trạng và tầm nhìn”. Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên môn, cơ quan quản lý, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Viện Kiến trúc Quốc gia hướng dẫn triển khai tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày 7/5/2025, Viện Kiến trúc Quốc gia đã ban hành văn bản số 297/VKTQG-TCHC về việc triển khai tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, để thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Công văn số 2257/BXD-TCCB ngày 18/4/2025 của Bộ Xây dựng.

Chúc mừng ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4

Cách đây đúng 77 năm, ngày 27/4/1948, đã diễn ra Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. Hội nghị đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư động viên. Thư Bác viết chỉ có 150 từ nhưng rất súc tích, sâu sắc, không chỉ có tính thực tiễn mà còn tầm nhìn về tương lai. Bác khẳng định vai trò của kiến trúc trong đời sống xã hội “Trong 4 điều quan trọng cho dân sinh: ở và đi là hai vấn đề cũng cần thiết như ăn và mặc. Vì vậy việc kiến trúc là một việc rất quan hệ”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh gửi Thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948-27/4/2025), ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã gửi Thư chúc mừng đến toàn thể KTS cả nước. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trân trọng gửi tới các Kiến trúc sư trên cả nước bức thư chúc mừng đầy ý nghĩa này !

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi