Đền Tống Trân: Kiến trúc truyền thống hòa cùng tinh thần dân tộc

Đền Tống Trân: Kiến trúc truyền thống hòa cùng tinh thần dân tộc

(Vietnamarchi) - Nổi bật với kiến trúc truyền thống, hòa mình vào không gian của làng quê thanh bình, đền Tống Trân không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa, truyền thống hiếu học của dân tộc, mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ngôi đền đã trở thành niềm tự hào của người dân quê nhãn và là điểm đến không thể bỏ qua của các sỹ tử tới cầu may mỗi dịp đầu xuân năm mới.
10:05, 21/02/2024

Bậc anh tài lưu dấu vùng đất thiêng

Đền Tống Trân tọa lạc tại vị trí đắc địa, trên khu đất cao và thoáng ở phía Nam thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đền Tống Trân có tên tự “Tiên căn linh từ”, tên nôm là Đền Thượng, đền Quan Trạng, nhân dân thường gọi là Đền Tống Trân.

Đây là nơi thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, tương truyền ông đỗ Trạng Nguyên thời tiền Lý, được vua khen là “Quốc sỹ vô song quốc tài quả nhị” nghĩa là "Quốc sĩ tướng tài trong nước chỉ có một mình Tống Trân không ai sánh được”. Khi đi sứ Trung Quốc, vua nước này đã nhiều lần thử tài văn chương, võ nghệ, nhận thấy Tống Trân là bậc anh tài, vua sứ Trung càng khâm phục phong là "Lưỡng quốc trạng nguyên"- trạng nguyên hai nước.

Tống Trân làm quan “Phụ chính đại thần” được hơn 10 năm, đến khi ngoài 60 tuổi ông mới dâng biểu cáo quan về quê. Sau đó, ông mở lớp dạy học cho con em học trò nghèo trong làng. Sau khi ông mất, Triều đình phong ông là “Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại vương”. Về sau ông được truy phong làm “Thượng đẳng phúc thần”. Triều đình sắc chỉ cho nhân dân địa phương hương khói lâu dài.

Tương truyền đền được xây dựng trên nền nhà cũ của Tống Trân từ thời Lý. Ngôi đền nằm tách biệt với khu dân cư trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu Bắc Bộ. Năm 1950 ngôi đền đã bị phá hủy, qua nhiều lần trùng tu đến năm 1998, đền Tống Trân được tôn tạo lại khang trang.

Là ngôi đền nằm trên làng quê đồng bằng bắc bộ, đền Tống Trân mang trong mình kiến trúc truyền thống dân gian vừa thân quen, bình dị nhưng cũng rất linh thiêng.

Cấu trúc truyền thống - gìn giữ bản sắc văn hóa đất Việt

Đền Tống Trân có nghi môn kiến trúc hai tầng tám mái. Phần cổ diêm ghi chữ Hán “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên từ môn” (cổng đền Lưỡng Quốc Trạng Nguyên). Giữa khoảng sân là tắc môn bằng đá hình cuốn thư được chạm khắc, chế tác tỉ mỉ, tinh tế, có nội dung ca ngợi cảnh đẹp ngôi đền bằng chữ Hán. Với nguyên lý “Khí gặp gió thì tán, gặp nước thì dừng” trong phong thủy , “ao mắt rồng” trước sân di tích quanh năm nước trong xanh mang ý nghĩa là điểm tụ thủy (tụ khí) đem lai sự hưng thịnh, vượng khí cho muôn dân trong làng.

Đồng thời, đây cũng là nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, vào mỗi dịp lễ hội của đền, người dân trong làng thường cùng nhau lấy nước trong ao và thường được dùng để vo gạo, nấu xôi, đóng oản.

Di tích có kiến trúc hình chữ Nhị, chuẩn lối kiến trúc xưa, gồm hai tòa tiền tế và hậu cung. Tòa tiền tế gồm 3 gian 2 chái được làm theo kiểu tường hồi bít đốc. Giữa đường bờ nóc là đầu hổ phù ngậm chữ Thọ và đôi mặt nguyệt, hai bên có hình lưỡng long chầu nguyệt. Trên các bức chấn phong 3 gian tiền tế đều chạm khắc hình hoa lá và ghi chữ Hán.

Trong gian Tiền tế, nền ở 2 đầu hồi cao hơn nền của 3 gian giữa một khoảng là 45cm. Hệ thống kê chân cột là tảng hình quả bồng. Đỡ phần mái là các bộ vì kèo kết cấu theo kiểu giá chiêng, các cấu kiện được bào trơn, đóng bén tạo nên vẻ chắc khỏe, vững trãi cho ngôi đền. Gian giữa đặt bàn thờ Công đồng, phía trên ban thờ là 3 bức cửa võng sơn son thếp vàng, phía trên cửa võng là bức Đại tự chữ Hán “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Gian bên phải treo bức cuốn thư, gian bên trái là bức trâm viết bằng chữ Hán, nét chữ thanh thoát, sắc nét, đề 8 câu thơ ca ngợi cảnh đẹp của vùng đất cũng như không gian phong quang, thoáng đãng của khu đền.

Trên hệ thống cột tòa Tiền tế treo những đôi câu đối ca ngợi mảnh đất địa linh của huyện Phù Dung:“Đức phối Nhị vương, an quận ninh khang ca thánh trạch; Công cao thiên cổ, Phù Dung hiển tích tạ thần lưu”. Nghĩa là: “Đức sánh hai Vua, an quận yên lành nhờ thánh trạch; Danh lưu muôn kiếp, Phù Dung linh ứng tỏ thần công”.

Bên cạnh đó còn những câu đối ngợi ca Tống Trân:“Văn vũ bẩm toàn tài, kháng ngụy, sánh Ngôi cái thế huân danh minh Việt sử;  Bắc Nam dai cử thủ phong, tích tước huy niên thang mộc trang lăng từ”. Có nghĩa: “Toàn tài văn võ, dẹp Ngô đánh ngụy, muôn kiếp công lao ghi sử sách; Quy phục Bắc Nam, phong vương tiến tước nghìn năm đất tổ tế lăng từ”.

Hậu cung có kiến trúc tường hồi bít đốc, gồm 3 gian 2 chái. Kết cấu hai bộ vì giữa có kiến trúc kiểu giá chiêng. Giữa bộ vì hồi là đầu hổ phù ngậm chữ Thọ và xung quanh là hoa dây. Các đầu dư đều chạm đầu rồng cách điệu với đao mác dựng ngược. Cách tạo tác này vừa có tác dụng chịu lực vừa để trang trí, phần nào làm bớt đi sự thô cứng của các cấu kiện kiến trúc. Gian giữa hậu cung là nơi đặt khám và tượng thờ Trạng Nguyên Tống Trân, hai gian bên là ngai thờ Dương Tam Kha và Đoàn Thượng. 

Trong khuôn viên di tích, ngoài khu thờ chính còn có đền Mẫu là nơi thờ vọng bà Cúc Hoa, người vợ hiền tần tảo của Tống Trân. Nàng cũng là người thay chàng chăm sóc mẹ trong suốt 10 năm khi Tống Trân đi sứ. Nhà Mẫu mới được phụng dựng lại trong những năm gần đây trên nền móng cũ với kiến trúc kiểu đơn giản. Tòa nhà có kiến trúc hình chữ Đinh gồm hai tòa tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm ba gian hai trái, kiến trúc theo kiểu vì kèo đơn giản. Các cấu kiện được bào trơn đóng bén không chạm khắc hoa văn. Gian giữa là nơi đặt tượng thờ bà Cúc Hoa.

Có thể nói, Đền Tống Trân là ngôi đền mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống đã tạo nên một không gian tâm linh, thành kính của nhân dân đối với Lưỡng quốc Trạng Nguyên. Đồng thời nó cũng tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cổ kính cho làng quê văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Hội đền Tống Trân được coi là kỳ lễ chính và lớn giúp Nhân dân ôn lại truyền thống lịch sử của cha ông

Hàng năm, tại di tích lễ hội được tổ chức long trọng, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn của cả nước. Không chỉ là dịp để các thế hệ sau phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, mà còn khơi dậy tinh thần hiếu học, đề cao giá trị của tri thức.

Năm 1991, đền Tống Trân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Pháp lý xây dựng

Đền Voi phục , Đền Quán Thánh - Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi phục và Đền Quán Thành là “Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là hai ngôi đền nằm trong Thăng Long Tứ trấn - gồm bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hà Nội: thêm 12 di tích được xếp hạng cấp thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đình Tây Đằng - một di sản văn hóa kiến trúc độc đáo

Xứ Đoài xưa, hay còn gọi là trấn Sơn Tây hoặc trấn Hưng Hóa (nay thuộc Hà Nội) là miền quê có nhiều ngôi đình nổi tiếng của người Việt cổ. Trong số những ngôi đình tiêu biểu của nơi đây có thể kể đến đình Tây Đằng, ngôi đình mang kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

“Không làm giả” vì sẽ dẫn đến làm sai lệch yếu tố gốc

Trước những tranh cãi nhiều chiều về “diện mạo” mới của di tích chùa Cầu sau trùng tu, đặc biệt là luồng ý kiến cho rằng “màu sơn quá mới”, “quá sáng” khiến di tích này trở nên “lạ lẫm”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án này đã có những phản hồi chính thức.

Khánh Hòa: Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Bảo tàng Alexandre Yersin sẽ là thiết chế văn hóa - xã hội đa năng, tổng hợp, tiêu biểu của tỉnh với công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa của Alexandre Yersin.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi