Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch...
11:05, 02/01/2024

Quan điểm quy hoạch Thừa Thiên Huế là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng. Tỉnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, thủy lợi và phòng chống thiên tai, hạ tầng các khu chức năng. Đồng thời đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế.

Tỉnh phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh, vị trí chiến lược, cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây với văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú, trọng tâm là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng với sông Hương núi Ngự, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái rừng đầu nguồn, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh phát huy vai trò, vị thế là đô thị trung tâm; trung tâm văn hóa, du lịch; y tế; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, cấp quốc gia, khu vực Đông Nam Á, quốc tế.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

http://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san/artmid/488/articleid/73262/den-nam-2030-thua-thien-hue-la-do-thi-di-san-dac-trung-cua-viet-nam

Pháp lý xây dựng

Quảng Ninh công bố 8 công trình có giá trị kiến trúc

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định phê duyệt danh mục 8 công trình có giá trị kiến trúc trên địa bàn TP Hạ Long. Trong số các công trình trên, có 2 công trình có giá trị kiến trúc loại 2 và 6 công trình có giá trị kiến trúc loại 3…

Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

Tu bổ, tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung: Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, kiến trúc xứ Đoài

Đền Thượng, đền Trung, tọa lạc tại hệ thống núi Ba Vì, núi Tản, là 02 công trình nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) - vị thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai của nhân dân ta, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường, qua thời gian, một số hạng mục công trình tại di tích đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Chiêm ngưỡng Khu di tích Quốc gia đặc biệt – Kinh thành cổ Lam Kinh

Khu di tích Lam Kinh mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của kiến trúc Việt Nam.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi