Chùa Liêm Thượng - Công trình kiến trúc cổ kính!

Con đường di tích cố đô

Chùa Liêm Thượng - Công trình kiến trúc cổ kính!

Thuộc địa phận thôn Đại Hòa, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Chùa Liêm Thượng là một công trình kiến trúc cổ, được xây dựng từ thời Lý, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa cho vùng đất thiêng Nho Quan và cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến.
09:53, 08/01/2024

Chùa có tên chữ là Phổ Hiền tự, là một công trình kiến trúc cổ có tính nguyên gốc,các hoa văn chạm khắc tinh xảo mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn.  Chùa Liêm Thượng là nơi thờ cúng Phật và tưởng niệm các nhân vật lịch sử có liên quan mật thiết tới vùng đất này như: Vua nhà Trần, nhà Lý, Thánh Nguyễn Minh Không.

Chùa Liêm Thượng

Xích Thổ trước đây là vùng có nhiều chùa lớn, do điều kiện khó khăn, chiến tranh tàn phá, thiên tai ngập lụt.., nên các di tích xưa không còn, đến nay tập trung phối thờ tại chùa Phổ Hiền.

Chùa được xây dựng theo kiểu chữ Đinh gồm Tiền Đường và Thượng điện. Giữa Tiền Đường và Thượng Điện để khoảng trống làm sân trong, 2 bên có 2 cửa phụ. Tiền đường gồm 5 gian nhà ngang, phần mái lợp bằng ngói vảy, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu đốc xây bít, có kết cấu khung nhà gỗ cổ truyền, gồm 6 vì kèo gỗ tứ thiết, hai vì kèo đốc kiến trúc theo kiểu thượng giường, hạ mê. 4 vì kèo giữa kiến trúc theo kiểu thượng giường, hạ bẩy, các đầu bẩy chạm bong hình rồng chầu, với kỹ thuật chạm trổ công phu.Tiền đường bày trí ban thờ quốc mẫu vua bà, Đốc Khánh công chúa, Tảo Hoa công chúa gian bên hữu. Linh Lang thượng đẳng thần, Hắc Trần đại vương, thành hoàng Minh Đức, Đức Thánh Nguyễn, Thiên Bồng Thiên Tướng thờ gian bên tả.

Qua khoảng sân rộng là tới Thượng điện, gồm 3 gian có lối kiến trúc tiền đao, hậu đốc, phần mái lợp ngói vẩy. Hai bên đốc xây vòm, đặt nhang án thờ gia tiên ở các cửa họ ( ở các cửa hông? ) và thờ hậu. Qua bậc tam cấp làm bằng đá xanh là phần hiên của tòa Thượng điện.  Ngăn cách phần hiên với không gian thờ cúng bên trong là hệ thống cửa quay bức bàn đặt trên ngưỡng cửa gỗ. Không gian nơi thờ cúng được kiến tạo hài hòa giữa hệ thống tường bao và khung nhà gỗ, trong đó gian giữa có bức đại tự trang trí theo kiểu đường triện, lá giắt. Câu đối gỗ và các ban thờ, ngai thờ, bài vị được sơn son thếp vàng với hệ thống bát hương, đồ thờ tự, làm nên vẻ tôn nghiêm cho di tích.

Giá trị văn hóa lịch sử của chùa Liêm Thượng còn được thể hiện ở những thần tích và một số di vật, dấu tích kiến trúc cổ như các chân tảng và bậc tam cấp, bó thềm đá, các hiện vật cũ, cổ như bài vị, ngai, hoành phi, tượng Đức Ông, nhiều mảng chạm khắc kiến trúc nghệ thuật đặc trưng vào thời Nguyễn như tượng thờ, sắc phong, câu đối, đại tự...

Từ lâu chùa Liêm Thượng đã trở thành niềm tự hào của dân làng Liêm Thượng nói riêng và của người dân Việt nói chung. Năm 2013,  chùa Liêm Thượng  đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Hàng năm, lễ hội chùa Liêm Thượng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 11 âm lịch, gọi là lễ hội Kỳ Yên Thượng điền. Lễ hội là nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng tôn vinh và tạ ơn Phật, thần, tạ ơn đất trời đã ban cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Chùa được xây dựng vào những năm 1050, trải qua thời gian dài nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai khắc nghiệt, kiến trúc bị hư hỏng nặng, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng đến nay Chùa đã được trùng tu tôn tạo đáp ứng sinh hoạt đời sống tâm linh của nhân dân.

Để giữ gìn, bảo tồn những giá trị về mặt kiến trúc cũng như  phát huy những giá trị đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian nên chăng cần nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa mảnh đất với các nhân vật thờ cúng trong di tích. Đồng thời kế thừa có chọn lọc những phong tục tập quán, những hình thức văn hóa tín ngưỡng truyền thống để đảm bảo được tính tiên tiến và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

Pháp lý xây dựng

Đình Kiền Bái: kiệt tác kiến trúc nghệ thuật còn mãi với thời gian

Đình Kiền Bái nằm ở xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ngôi đình được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, hoàn toàn bằng gỗ lim. Đây là một trong những ngôi đình hiếm hoi ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn từ khi khởi dựng.

Chợ Bến Thành được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

Ngày 20/11, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích cấp thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật chợ Bến Thành và một số di tích trên địa bàn thành phố.

Đền Voi phục , Đền Quán Thánh - Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi phục và Đền Quán Thánh là “Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là hai ngôi đền nằm trong Thăng Long Tứ trấn - gồm bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hà Nội: thêm 12 di tích được xếp hạng cấp thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đình Tây Đằng - một di sản văn hóa kiến trúc độc đáo

Xứ Đoài xưa, hay còn gọi là trấn Sơn Tây hoặc trấn Hưng Hóa (nay thuộc Hà Nội) là miền quê có nhiều ngôi đình nổi tiếng của người Việt cổ. Trong số những ngôi đình tiêu biểu của nơi đây có thể kể đến đình Tây Đằng, ngôi đình mang kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi