Chùa Địch Lộng (Gia Viễn, Ninh Bình) - Nam thiên đệ tam động

Con đường di tích cố đô

Chùa Địch Lộng (Gia Viễn, Ninh Bình) - Nam thiên đệ tam động

(Vietnamarchi) - Nằm sâu trong hang động thuộc núi đá ở địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, với phong cách kiến trúc cổ kính, hang động đẹp và khung cảnh thiên nhiên thanh bình, Chùa Địch Lộng được mệnh danh là Nam thiên đệ tam động.
11:39, 25/11/2023
Tháp chuông. Ảnh ST

Sự kỳ diệu của tạo hóa

Chùa Địch Lộng nằm trong vòm hang cao khoảng 20m được xây dựng vào năm 1740, ban đầu lấy tên Nham Sơn động Cổ Am tự, sau này đổi thành tên chùa Địch Lộng. Đây là là cụm di tích gồm đình, đền, chùa cổ kính và ba hang động thông nhau do tạo hóa kiến tạo nên, hoà nhập, đan xen trong cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt. Hệ thống kiến trúc đình, đền, chùa được xây dựng dưới chân núi theo thế chữ “Tam” trên một khu đất rộng hơn 1ha, phía trước là sông Đáy. Quần thể chùa - động Địch Lộng gồm: Tam quan, gác chuông, đình Đá (có 16 cột đá nguyên khối), đền thờ Lý Quốc Sư (Đức Thánh Nguyễn Nguyễn Minh Không), chùa Hạ, hồ bán nguyệt, khu vườn Phật và vườn tháp ở hai bên.

Hang sáng. Ảnh Wikipedia

Chùa Địch Lộng ngoài những công trình kiến trúc do con người xây dựng, tạo nên như tượng đức phật nghìn tay, đình đá với 16 cột đá xanh nguyên khối trạm trổ công phu, vườn phật, các tượng hộ pháp, chuông đồng…. còn có những sản phẩm của tạo hóa, thiên nhiên như hang động, những khối nhũ đá, thạch đá… Xung quanh là cây cối xanh mát, tạo nên một không gian cổ kính, hiền hòa, tĩnh lặng

Hang tối. Ảnh: Wikipedia

Cụm di tích chùa - động Địch Lộng là một trong những quần thể di tích danh thắng nổi tiếng của vùng đất cố đô Ninh Bình được Vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ “Nam Thiên Đệ Tam Động” (động đẹp thứ ba trời Nam) trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821.

Đình Đá thờ Lý Quốc Sư

Độc đáo kiến trúc cổ

Trước khi vào chùa Địch Lộng, qua cổng Tam quan là ngôi đình 5 gian được nhân dân địa phương xây dựng từ thời Nguyễn thờ thánh Nguyễn Minh Không để tưởng nhớ công đức lớn lao của Ngài. Ngôi đình còn có tên là Đình Đá vì tất cả các cột, tảnh, xà đùi, cái bẩy đều làm bằng đá.. Cột đình đều được làm bằng đá, có chạm khắc rồng, mây, chữ Hán liên quan đến Thánh Nguyễn. Bộ vì nóc theo kiểu chồng rường giá chiêng, các bộ vì nách là ván mê  bằng đá chạm rồng hoa, cây cỏ.

Phía sau đình là chùa Hạ có mặt bằng chữ Đinh. Bên trong cũng dùng các cột bằng đá có chạm khắc. Vì nóc gõ kiểu chồng rường giá chiêng, các vì nách kiểu ván mê bằng đá. Từ chùa Hạ qua Phủ Đức Ông, leo hơn 100 bậc đá sẽ đến cửa động. Trên cửa động đề 6 chữ: “Nham Sơn động, Cổ Am tự”. Hai bên cửa động có hai tượng Hộ Pháp và tại mái vòm hang đá cao 8 mét treo quả chuông nặng gần một tấn được đúc từ thời nhà Nguyễn.

Toàn cảnh chùa Địch Lộng là sự hài hòa những công trình kiến trúc của con người và tạo hóa. Đây thực sự là một thắng cảnh độc đáo không thể bỏ qua khi có dịp về thăm cố đô Hoa Lư.

Mặt trong của cổng ra vào chùa Địch Lộng. Ảnh ST

Chùa Địch Lộng là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong xã và du khách thập phương, là nơi diễn ra những lễ tiết mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Hàng năm, nhân dân xã Gia Thanh tổ chức lễ hội vào ngày 6,7 tháng 3 âm lịch để cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với những giá trị đó, chùa và động Địch Lộng đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1990.

Mang vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, có sự pha trộn hài hòa giữa thiên nhiên và con người di tích lịch sử này cần được bảo tồn, và gìn giữ.

Pháp lý xây dựng

Đền Voi phục , Đền Quán Thánh - Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi phục và Đền Quán Thành là “Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là hai ngôi đền nằm trong Thăng Long Tứ trấn - gồm bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hà Nội: thêm 12 di tích được xếp hạng cấp thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đình Tây Đằng - một di sản văn hóa kiến trúc độc đáo

Xứ Đoài xưa, hay còn gọi là trấn Sơn Tây hoặc trấn Hưng Hóa (nay thuộc Hà Nội) là miền quê có nhiều ngôi đình nổi tiếng của người Việt cổ. Trong số những ngôi đình tiêu biểu của nơi đây có thể kể đến đình Tây Đằng, ngôi đình mang kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

“Không làm giả” vì sẽ dẫn đến làm sai lệch yếu tố gốc

Trước những tranh cãi nhiều chiều về “diện mạo” mới của di tích chùa Cầu sau trùng tu, đặc biệt là luồng ý kiến cho rằng “màu sơn quá mới”, “quá sáng” khiến di tích này trở nên “lạ lẫm”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án này đã có những phản hồi chính thức.

Khánh Hòa: Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Bảo tàng Alexandre Yersin sẽ là thiết chế văn hóa - xã hội đa năng, tổng hợp, tiêu biểu của tỉnh với công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa của Alexandre Yersin.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi