Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc của Ô Trấn, Trung Quốc

Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc của Ô Trấn, Trung Quốc

(Vietnamarchi) - Ô Trấn là di sản thế giới được UNESCO công nhận, một trong những thị trấn cổ đẹp, sông nước hữu tình nằm tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Với bề dày lịch sử hơn 1.300 năm, Ô Trấn sở hữu một hệ thống công trình kiến trúc đồ sộ cùng không gian văn hóa, nghệ thuật đặc sắc là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
08:00, 29/06/2024
Không gian kiến trúc đặc sắc là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Trung Quốc nổi tiếng với những cổ trấn vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay, một trong số đó phải kể đến Ô Trấn. Địa điểm này được ví von như thành cổ sông nước đẹp nhất ở Trung Quốc vì sở hữu khung cảnh thơ mộng, non nước hữu tình như tranh thủy mặc.

Hơn 100 cây cầu đá cổ xưa vẫn được giữ nguyên vẹn.

Đặc biệt, Ô Trấn sở hữu hệ thống công trình kiến trúc truyền thống Trung Hoa bao gồm từ nhà ở, khu dân cư đến các nhà xưởng, khu văn hóa… vẫn được bảo tồn tốt và là điểm đến hấp dẫn cho những du khách muốn khám phá văn hóa, kiến trúc cổ lưu giữ hơi thở trở về quá khứ.

Phố cũ hơn 1.300 năm tuổi với kiến trúc truyền thống vẫn được bảo tồn tốt cho đến nay.

Ô Trấn nằm ở huyện Đồng Hương, miền núi phía Bắc tỉnh Chiết Giang. Thị trấn tọa lạc trên một vùng đồng bằng hồ Hàng gia phì nhiêu. Con sông đào cổ Kinh Hàng duyên dáng yên lặng chảy trôi giữa lòng trấn cổ. Ô Trấn sở hữu một nét đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch mà cổ điển. Nhờ đó, du lịch ở Ô Trấn ngày càng phá triển mạnh mẽ.

Đa dạng điểm check in cho khách du lịch.

Chị Hằng – Du khách Việt Nam chia sẻ, cảm nhận lần đầu tiên của tôi khi đến với Ô Trấn như lạc về quá khứ, với mạng lưới kênh ngòi dày đặc đan xen các công trình kiến trúc cổ độc đáo, sở hữu khung cảnh hữu tình nhiều điểm check in, nếp sống thường nhật nơi đây cũng khiến cho du khách tò mò và thích thú. Vì người dân địa phương vẫn lưu giữ được trọn vẹn các phong tục tập quán lâu đời như nghề truyền thống như nấu rượu, dệt, nhuộm vải và làm sản phẩm thủ công phục vụ khách du lịch.

Sự kết nối tinh tế của những ngôi nhà cổ, những cây cầu được trang trí, chạm khắc tinh xảo trên đá và gỗ.

Hơn 1.300 năm trước, Ô Trấn là một vùng đất màu mỡ khi sản xuất được lượng lớn lúa gạo, hải sản và tơ lụa. Ô Trấn nằm ở trung tâm của 6 cổ trấn ở phía Bắc của sông Dương Tử. Trấn cách trung tâm thành phố Đồng Hương khoảng 17km về phía Bắc.

Khung cảnh sông nước hữu tình tựa bức tranh thủy mặc.

Ô Trấn bao gồm 6 khu khác nhau. Trong đó 01 khu là nhà xưởng truyền thống, 01 khu nhà ở truyền thống và 01 khu văn hóa truyền thống, 01 khu ẩm thực truyền thống và các cửa hàng lưu niệm. Cuối cùng là 01 khu hải quan và khu dân cư.

Vật liệu được sử dụng để lợp mái.

Thị trấn cổ xưa này gồm những ngôi nhà làm từ gạch đen và gạch xám màu. Hai sắc thái này tương phản hoàn toàn với tường trắng. Một loạt những ngôi nhà san sát nhau theo kiến trúc cổ độc đáo, xen lẫn kênh mương và những cây cầu gỗ cổ nhìn từ xa rất giống những bức tranh thủy mặc gồm 02 màu đen trắng vẽ từ bút mực Tàu cuốn hút du khách.

TS. KTS Nguyễn Thành Công – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng chia sẻ.

Chia sẻ với Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, TS. KTS Nguyễn Thành Công – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, Ô Trấn nổi tiếng với những ngôi nhà truyền thống cổ kính, được bảo tồn tốt, một trong những thị trấn thịnh vượng nhất vùng. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự tinh tế của những ngôi nhà cổ được trang trí bằng những chạm khắc tinh xảo trên đá và gỗ. Những con đường đá, kênh rạch nối liền các ngôi nhà cổ cũng minh chứng rõ nét vẻ đẹp kiến ​​trúc độc đáo của Ô Trấn. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, chúng ta có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các công trình, di tích, phố cổ tại Việt Nam nhằm gìn giữ lâu dài và phát huy các giá trị lịch sử, kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc gắn với công tác phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Cửa hàng lưu niệm tại cổ trấn.

Hiện nay, tại Ô Trấn đang có hơn 40ha các tòa nhà từ cuối thế kỷ 19, hơn 100 cây cầu đá cổ xưa vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Hệ thống kênh rạch chạy qua chia Ô Trấn thành 4 khu vực danh lam thắng cảnh (gồm Đông Sách, Nam Sách, Tây Sách và Bắc Sách).

Du lịch trên thuyền ngắm cảnh, xuôi theo dòng nước trong xanh.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Ô Trấn vẫn giữ được nét cổ xưa, sự cổ kính, tịch mịch của cổ trấn được cảm nhận rõ qua từng ngôi nhà, bức tường, mái ngói. Thậm chí, tên gọi, hệ thống nước đến sinh hoạt của người dân vẫn giữ vẹn nguyên qua cả nghìn năm lịch sử.

Bài và ảnh: Việt Khoa

Pháp lý xây dựng

Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Hà Nam là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý – văn hóa khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng và là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến. Hiện nay, tại Hà Nam vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật và tâm linh...

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Nhằm đánh giá toàn diện về nội dung, giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian”.

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi