Tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Tiếp tục lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Để tiếp tục hoàn thiện Luật Cấp, thoát nước theo đúng lộ trình đề ra, mới đây ngày 16/8, Bộ Xây dựng tiếp tục tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước tại Đà Nẵng với sự tham gia của các đại biểu đại diện từ Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam, Đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung và các tỉnh phía Nam, đại diện các Hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức, các trường đại học, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực cấp, thoát nước.
09:47, 19/08/2024

Trước đó, từ năm 2022, Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về nghiêu cứu, rà soát, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước. Trải qua quá trình xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước, đến ngày 08/6/2024, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 129/2024/QH15 đưa dự án Luật Cấp, thoát nước vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, lấy ý kiến Quốc hội vào Kỳ họp thứ IX tháng 5/2025 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ X tháng 10/2025.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định phân công Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo dự án Luật Cấp, thoát nước, trình Chính phủ vào tháng 01/2025 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2025. Sau khi trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước, ngày 19/02/2024, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Cấp, thoát nước.

Trên cơ sở 03 chính sách tại đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước được Quốc hội thông qua bao gồm: Phát triển cấp, thoát nước đồng bộ, thống nhất, hiệu quả theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Quản lý, vận hành và khai thác hệ thống cấp, thoát nước. Bảo đảm nguồn lực phát triển cấp, thoát nước. Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, dự thảo Luật Cấp, thoát nước gồm 08 Chương, 68 Điều.

Trọng tâm lấy ý kiến góp ý của Hội thảo lần này sẽ tập trung vào các vấn đề: Thúc đẩy đầu tư công trình cấp nước bền vững, cấp nước quy mô vùng, có chất lượng nước bảo đảm quy định, có chất lượng dịch vụ cao, không phân biệt đô thị nông thôn hay vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động cấp nước; kiểm soát rủi ro có thể xảy ra do tác động biến đổi khí hậu, sự cố môi trường, an ninh trật tự.

Kiểm soát nước mưa, phòng chống ngập. Thúc đẩy đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Để đạt được các yêu cầu nêu trên, Luật Cấp, thoát nước cần quy định cụ thể từ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành đến nguồn lực đầu tư, giá dịch vụ, vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Luật Cấp, thoát nước có tầm quan trọng tới sức khỏe của con người, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Để Luật Cấp, thoát nước đi vào đời sống, đồng bộ, thống nhất với hệ thống văn bản luật hiện hành, Bộ Xây dựng sẽ lắng nghe, tiếp tục tiếp thu ý kiến của quý vị đại biểu tham dự ngày hôm nay.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo.

Cụ thể, việc hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, thoát nước bảo đảm chất lượng, hiệu quả và theo kịp tiến độ Quốc hội đặt ra là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự khẩn trương, chung sức, chung lòng và vào cuộc của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Tại dự thảo, đã có nhiều ý kiến đóng góp liên quan tới dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Bên cạnh đó, các đại biểu đã nêu một số vướng mắc, bất cập và đề xuất giải pháp về bàn giao hệ thống cấp nước nông thôn, chống ngập úng đô thị, lựa chọn tần suất ngập lụt đối với các khu đô thị, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư các công trình cấp, thoát nước…

Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, dự thảo Luật Cấp, thoát nước gồm 08 Chương, 68 Điều, bố cục như sau:

Chương I: Quy định chung (gồm 17 Điều, từ Điều 1 đến Điều 17).

Chương II: Điều tra cơ bản, cơ sở dữ liệu, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển cấp, thoát nước (gồm 11 Điều, từ Điều 18 đến Điều 28):

- Mục 1. Điều tra cơ bản và cơ sở dữ liệu cấp, thoát nước, 04 Điều.

- Mục 2. Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển cấp, thoát nước, 07 Điều.

Chương III: Đầu tư phát triển hệ thống cấp, thoát nước (gồm 07 Điều, từ Điều 29 đến Điều 35):

- Mục 1. Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, 04 Điều.

- Mục 2. Đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, 03 Điều.

Chương IV: Quản lý vận hành hệ thống cấp, thoát nước (gồm 14 Điều, từ Điều 36 đến Điều 49):

- Mục 1. Quản lý vận hành hệ thống cấp nước, 05 Điều.

- Mục 2. Quản lý vận hành hệ thống thoát nước, 09 Điều.

Chương V: Dịch vụ cấp, thoát nước (gồm 08 Điều, từ Điều 50 đến Điều 57):

- Mục 1. Dịch vụ cấp nước, 05 Điều.

- Mục 2. Dịch vụ thoát nước, 03 Điều.

Chương VI: Giá nước sạch, giá dịch vụ thoát nước (gồm 05 Điều, từ Điều 58 đến Điều 62):

- Mục 1. Giá nước sạch, 02 Điều.

- Mục 2. Giá dịch vụ thoát nước, 03 Điều.

Chương VII: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về cấp, thoát nước (gồm 04 Điều, từ Điều 63 đến Điều 66).

Chương VIII: Điều khoản thi hành (gồm 02 Điều, Điều 67 và Điều 68).

 

Pháp lý xây dựng

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Hiện nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế nói riêng (TCVN) đang tồn tại những hạn chế nhất định trong cách biên soạn về nội dung và hình thức trình bày, như: Nhiều tiêu chuẩn trình bày dưới dạng văn bản dài, phức tạp, khó tra cứu nhanh, ngôn ngữ mạng tính kỹ thuật cao, ít hình minh họa, gây khó khăn cho người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đãi ngộ, tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làm việc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng triển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá.

Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc – Đợt 3/2025

Nhằm giúp các Kiến trúc sư cấp chứng chỉ hành nghề, Viện Kiến trúc Quốc gia thông báo tổ chức kỳ thi sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc với nội dung thông tin dưới đây:

Dấu ấn kiến trúc Đông Dương giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giữa lòng Hà Nội hiện đại, nơi những cao ốc kính thép không ngừng vươn cao, vẫn hiện hữu những công trình cổ kính mang vẻ đẹp trầm mặc, đầy nội lực – minh chứng sống động cho thời kỳ kiến trúc Đông Dương từng hoàng kim.

Xu hướng Nội thất Kiến trúc Việt Nam 2026–2030

Ngày 6/6, tại Hà Nội, Tọa đàm chuyên đề “Xu hướng Nội thất Kiến trúc Việt” đã chính thức được diễn ra thu hút đông đảo sự tham gia của giới chuyên môn, doanh nghiệp, kiến trúc sư, nhà thiết kế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đây cũng là buổi ra mắt chính thức ấn phẩm Trend 26+ - Ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam do ba thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực vật liệu - phụ kiện nội thất là Gỗ Minh Long, Viglacera và Khóa Huy Hoàng khởi xướng, do Hội Nội thất Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn, Tạp chí Kiến trúc bảo trợ truyền thông.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh