Xây dựng Luật Cấp, thoát nước cần xuất phát từ thực tiễn để đi vào cuộc sống

Xây dựng Luật Cấp, thoát nước cần xuất phát từ thực tiễn để đi vào cuộc sống

(Vietnamarchi) - Doanh nghiệp ngành cấp, thoát nước là một trong những đối tượng chính chịu sự điều chỉnh của Luật Cấp, thoát nước, do đó, để có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất, mới đây, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Uỷ ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát một số nhà máy nước tại tỉnh Hải Dương nhằm có giải pháp phù hợp.
09:50, 30/01/2024

Nhiều thách thức cho ngành Cấp, thoát nước

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường (gọi tắt là Uỷ ban) Tạ Đình Thi cho biết: Buổi khảo sát diễn ra trong bối cảnh Hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Cấp, thoát nước đã được Chính phủ chấp thuận, chuẩn bị bước vào giai đoạn xây dựng Dự thảo Luật Cấp, thoát nước trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường phát biểu

Dự án Luật Cấp, Thoát nước được Chính phủ yêu cầu hoàn thiện trình Quốc hội trong giai đoạn 2024 - 2025, một khoảng thời gian không nhiều với một bộ luật lớn, vì vậy, cần phải có sự vào cuộc, tham gia của nhiều bộ, ngành. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Bộ Xây dựng với tư cách là cơ quan chủ trì, soạn thảo Luật Cấp, thoát nước, mà đơn vị thực hiện trực tiếp là Cục Hạ Tầng kỹ thuật đã tích cực, chủ động phối hợp với Uỷ ban và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước và đã được Chính phủ đánh giá cao.

Tuy nhiên, Uỷ ban và Bộ Xây dựng mong muốn được trực tiếp lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của những người làm thực tế trong ngành. Theo đó, ông Tạ Đình Thi đề nghị các đơn vị ngành Cấp thoát nước tại Hải Dương thẳng thắn chia sẻ những gì hiện đang còn vướng mắc, bất cập và cần xem xét để cơ quan soạn thảo Luật tiếp thu, cân nhắc đưa vào dự thảo tới đây.

Xuất phát từ thực tiễn quản lý, điều hành ông Phạm Minh Cường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương bày tỏ, hiện nay, ngành Cấp nước còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, xây dựng phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước: Hiện trong Luật Đất đai, công trình cấp nước là một trong các công trình được ưu tiên sử dụng đất; tuy nhiên các hệ thống đường ống cấp nước (là tài sản lớn của đơn vị cấp nước), chủ yếu đi dọc theo hành lang các trục đường giao thông lại chỉ được cấp phép thi công và khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất thì doanh nghiệp phải tự bỏ kinh phí để di chuyển (có trường hợp phải di chuyển đến 4, 5 lần; chi phí di chuyển là rất lớn);

Sau khi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 có hiệu lực, Quy hoạch cấp nước được đưa vào Quy hoạch tỉnh, huyện, nhưng trong các quy hoạch tỉnh và quy hoạch huyện mới chỉ có phương án phát triển chưa cụ thể hóa, do vậy rất khó khăn trong xây dựng, phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước (rất khó khăn trong việc xin chấp thuận và cấp phép thi công).

Do các quy định pháp luật về cấp nước có tính pháp lý chưa cao nên công tác bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước chưa được thực hiện nghiêm trong khi nguồn nước khai thác ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm, xâm thực mặn do nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý triệt để và biến đổi khí hậu.

Về công tác cấp quyền khai thác nguồn nước: Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch, sản phẩm chủ yếu là nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân (có tính an sinh xã hội), khác các đơn vị khai thác nước để sử dụng khác. Do đó có những giai đoạn nhu cầu sử dụng nước sạch của Nhân dân tăng đột biến, đơn vị cấp nước phải khai thác vượt sản lượng giấy phép khai thác được cấp để có đủ nguồn nước phục vụ Nhân dân.

Tuy nhiên, khai thác, sản xuất vượt quyền khai thác được cấp phép thì bị phạt, do vậy rất khó khăn cho đơn vị sản xuất bởi nếu ngừng cung cấp nước sạch thì người dân bị ảnh hưởng, sản xuất bị đình trệ, còn tiếp tục khai thác thì bị phạt.

Cần phân định rõ trong quy định, quản lý

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương, việc đầu tư xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.

Về nguồn nước: Hiện nay việc bảo vệ nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nước sạch chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn tình trạng nước thải chưa được xử lý triệt để xả thải vào nguồn nước.

Về quản lý cấp nước: Chính phủ giao Bộ Xây dựng quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn. Từ việc giao 02 Bộ, ngành quản lý cấp nước đã hình thành sự tách biệt giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn từ xây dựng định hướng, chiến lược và quy hoạch cấp nước đến các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ cấp nước. Thực tế hiện nay, với quá trình đô thị hóa nhanh, ranh giới đô thị và nông thôn luôn biến động đang tác động đến hiệu quả đầu tư và khả năng kế thừa, cải tạo công trình cấp nước nông thôn hiện hữu.

Trong khi đó, khái niệm về vùng cấp nước theo Điều 32 Nghị định 117/2007/NĐ-CP: Một đơn vị cấp nước có thể có một hoặc nhiều vùng phục vụ cấp nước khác nhau, mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước, khái niệm về vùng phục vụ cấp nước còn chưa rõ có thể dẫn đến chồng chéo phạm vi phục vụ giữa các đơn vị cấp nước.

Các cơ quan, đơn vị quản lý tài sản cấp nước và các đơn vị cung cấp nước sạch khi thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP đều gặp khó khăn, vướng mắc trong việc rà soát, thống kê, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư, quản lý (đối tượng quản lý vận hành tài sản cấp nước; số lượng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; giá trị của các tài sản cấp nước ban đầu; giá trị còn lại của tài sản cấp nước...).

Cập nhật những kiến nghị phù hợp trong Luật Cấp, thoát nước

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Lệ Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Cục Hạ tầng kỹ thuật và Bộ Xây dựng thời gian qua trong công tác rà soát, tổ chức xây dựng đề xuất và hồ sơ xây dựng Luật Cấp, thoát nước trình cơ quan cấp trên.

Bà Thuỷ nhận thấy việc Cục Hạ tầng kỹ thuật tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến, khảo sát thực tế tại các công ty cấp, thoát nước trên phạm vi cả nước là việc làm rất tốt. Qua đó, không chỉ lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng dựa trên tình hình thực tế của các đơn vị, mà còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm, bài học và tổng kết được những thuận lợi, khó khăn bất cập rồi đưa ra đề chính sách điều chỉnh cho lĩnh vực, tránh việc xây dựng Luật không đúng, không trúng để khi đưa vào đời sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị cũng thẳng thắn đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp để xem xét đưa vào Luật sắp tới.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các Sở Xây dựng và các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước đã ủng hộ, sát cánh, chia sẻ cùng Bộ Xây dựng thời gian qua đã góp phần cho sự thành công bước đầu của quá trình xây dựng Luật Cấp, thoát nước.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp và các kiến nghị đề xuất, đồng thời tiếp tục xem xét cập nhật vào dự thảo Luật Cấp, thoát nước những kiến nghị phù hợp trong Luật Cấp, thoát nước tới đây.

Luật Cấp, thoát nước được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định Nghị đinh 117 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định 80 về thoát nước, những yêu cầu về quản lý chuyên ngành; học hỏi, tiếp thu từ kinh nghiệm quốc tế; xử lý các thực tế bất cập về ngành Nước và hướng tới phát triển bền vững, hòa nhập quốc tế

Mục đích xây dựng Luật Cấp, thoát nước nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm công cụ quản lý, phát triển cấp, thoát nước từ định hướng, quy hoạch, đầu tư xây dựng đến khai thác vận hành nhằm cung cấp nước sạch ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Qua đó, tăng cường quản  lý, đáp ứng khả năng tiếp cận hiệu quả quản lý Nhà nước về cấp thoát nước và bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch của người dân, quyền xả thải  có kiểm soát.

Pháp lý xây dựng

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác, tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 23/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba Rene Mesa Villafana và Đoàn công tác.

Bộ Xây dựng bàn giao 02 đơn vị sự nghiệp công lập về TP. Hải Phòng

Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng và Trung tâm Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn được Bộ Xây dựng bàn giao nguyên trạng về UBND TP. Hải Phòng quản lý.

Hà Nam tập huấn nghiệp vụ Chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ về Chuyển đổi số tại Nghị quyết số 24-NQ/TU của Tỉnh ủy và Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Hà Nam. Ngày 19/7, tại Học viện Viettel (Hà Nội), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) tổ chức hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ chủ chốt tỉnh Hà Nam.

Viện Kiến trúc Quốc gia đạt giải B tại Hội diễn văn nghệ Cơ quan Bộ Xây dựng

Vượt qua 28 đơn vị tại Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024, với hơn 70 tiết mục tiêu biểu cùng sự tham gia của hơn 600 cán bộ, đoàn viên đến từ các Cục, Vụ, Viện trực thuộc, Viện Kiến trúc Quốc gia đã xuất sắc đạt giải B toàn đoàn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi