Bộ Xây dựng đề nghị giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Theo đó, Bộ Xây dựng vừa có công điện đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc.
14:35, 17/03/2025
Nguyên nhân việc chậm hoàn thành đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng.
Nguyên nhân việc chậm hoàn thành đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng (Ảnh minh họa).

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã có nhiều công điện và văn bản đề nghị các địa phương tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ các dự án trạm dừng nghỉ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án trạm dừng nghỉ hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được tiến độ hợp đồng đã ký kết, ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật, việc hoàn thành xây dựng các công trình dịch vụ công của trạm dừng nghỉ là một trong các điều kiện để triển khai thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư; việc chậm hoàn thành đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thu phí nộp ngân sách Nhà nước.

Để sớm hoàn thành hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đảm bảo khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu cấp thiết của người và phương tiện lưu thông trên tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh thủ tục, hoàn thành bàn giao phần mặt bằng còn lại trong tháng 3/2025 đối với 2 trạm dừng nghỉ thuộc dự án thành phần đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (đã ký kết hợp đồng từ tháng 8/2024 nhưng đến nay mới bàn giao một phần mặt bằng).

Chủ tịch UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 4/2025 đối với 3 trạm dừng nghỉ thuộc các dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đã ký kết hợp đồng từ tháng 8/2024 nhưng đến nay mới bàn giao một phần mặt bằng).

Chủ tịch UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Hậu Giang, Kiên Giang hỗ trợ, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh thủ tục, bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2025 đối với 11 trạm dừng nghỉ (các đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Cam Lộ - La Sơn, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (trạm Km 15+620 và trạm Km77+820), Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau) đang hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để có thể triển khai thi công ngay sau khi ký kết hợp đồng.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Giám đốc các Ban Quản lý dự án 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận nghiêm túc quán triệt việc hoàn thành đồng bộ các hạng mục giao thông thông minh, kiểm soát tải trọng xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống thu phí là yêu cầu bắt buộc khi đưa đường cao tốc vào khai thác sử dụng; Thường xuyên bám sát hiện trường, phối hợp với các địa phương tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ nêu trên.

Các Ban Quản lý dự án cũng cần phối hợp, đôn đốc nhà đầu tư/doanh nghiệp đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, triển khai thi công xây dựng, bảo đảm tiến độ hoàn thành trạm dừng nghỉ theo quy hợp đồng và yêu cầu của cấp có thẩm quyền, trong đó lưu ý hoàn thành các dịch vụ công trước ngày 30/12/2025.

Pháp lý xây dựng

Kế hoạch Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, kế hoạch Hà Nội đề ra 20 chỉ tiêu, 70 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; 227 nội dung công việc cần triển khai và 201 dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trên địa bàn thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Nội: Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân với tỷ lệ 1/500

Sáng 10/4, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân với tỷ lệ 1/500.

Bước tiến trong chỉnh trang, cải tạo biệt thự cũ

Từ đầu thế kỷ XX, những căn biệt thự kiểu Pháp đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh kiến trúc Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều căn biệt thự bị xuống cấp, đứng trước nguy cơ sập đổ...

Hà Nội chính thức đặt mốc khởi công đường vành đai 4 vào ngày 19/5

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 16 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đảm bảo khởi công đường vành đai 4 vào dịp 19/5.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang đã ký quyết định phê duyệt chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi