Bộ GTVT đồng ý cho tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền cao tốc Bùng - Vạn Ninh

Bộ GTVT đồng ý cho tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền cao tốc Bùng - Vạn Ninh

(Vietnamarchi) - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 6 về việc chấp thuận chủ trương tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền đường mở rộng một số đoạn tuyến theo giai đoạn hoàn chỉnh Gói thầu XL01 Dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh.
10:40, 07/03/2024

Theo đó, Bộ GTVT thống nhất chủ trương tận dụng đất, đá dư từ nền đường đào sau khi điều phối để đắp mở rộng nền đường một số đoạn tuyến theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh của dự án đồng thời điều chỉnh chiều dài một số cống phù hợp với bề rộng nền đường mở rộng để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí.

Ban Quản lý dự án 6, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, rà soát khối lượng đất, đá dư thừa, lựa chọn các vị trí mở rộng, giải pháp thiết kế đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài, phát huy hiệu quả đầu tư, khẳng định tính hiệu quả để quyết định sớm.

“Các đơn vị khẩn trương lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán điều chỉnh, triển khai các thủ tục thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo quy định; kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, thành phần hạt… đối chiếu với các tiêu chuẩn kỹ thuật và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án để thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu”, Bộ Xây dựng chỉ đạo.

Trước đó, dựa trên tư vấn thiết kế lập và tình hình thực tế bãi trữ Gói thầu XL01 Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Bùng-Vạn Ninh, Ban Quản lý dự án 6 đã tính toán chi phí phát sinh để đắp nền đường giai đoạn hoàn chỉnh được tính theo 2 phương án.

Phương án 1 là tận dụng đất, đá dư thừa vận chuyển ra bãi trữ. Tính toán cho thấy, chi phí đào và vận chuyển ra bãi trữ đất, đá dư thừa theo đơn giá hợp đồng gói thầu XL01 (điều phối từ nền đào sang nền đắp) là hơn 78,46 tỷ đồng. Chi phí đắp mở rộng nền đường theo giai đoạn hoàn chỉnh và các chi phí khác là hơn 81 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đào đắp nền đường mở rộng khoảng 78,4 tỷ đồng.

Với phương án này, phía Ban Quản lý dự án 6 cho rằng chi phí đào, vận chuyển đất, đá dư thừa ra bãi trữ tương đương chi phí đắp nền đường giai đoạn mở rộng. Trong khi đó, nếu tận dụng được đất, đá dư thừa sẽ tiết kiệm được các chi phí đắp nền đường khi triển khai thi công giai đoạn hoàn chỉnh sau này như: chi phí thuê đất, chi phí bốc xúc và vận chuyển từ bãi trữ về công trình, chi phí hoàn trả đường địa phương…

Tổng chi phí phát sinh để đắp nền đường mở rộng là hơn 3 tỷ đồng do chênh lệch về khối lượng, đơn giá hợp đồng của các hạng mục công việc, nối dài một số cống tròn, tăng diện tích trồng cỏ gia cố mái taluy và chi phí khác.

Phương án 2 được đưa ra là mua đất đắp cho giai đoạn hoàn chỉnh từ các mỏ đất. Theo hồ sơ khảo sát vật liệu, nếu mua đất, đá tại các mỏ dọc tuyến với cự ly bình quân 2,5km để đắp mở rộng nền đường, chi phí khái toán theo đơn giá lập tại thời điểm dự thầu khoảng 46 tỷ đồng.

Tổng chi phí thực hiện (gồm cả chi phí vận chuyển đất, đá dư ra bãi trữ của giai đoạn này) khoảng 132 tỷ đồng.

Trên cơ sở đó, Ban Quản lý dự án 6 đưa ra đề xuất việc tận dụng đất, đá dư thừa để đắp theo phương án 1 sẽ tiết kiệm được chi phí cho giai đoạn hoàn chỉnh khoảng 46 tỷ đồng.

“Ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí phải dỡ mái taluy bên trái tuyến để làm lại, ổn định nền đường và taluy trong quá trình khai thác, chi phí huy động máy móc, giảm tác động đến môi trường", Ban QLDA 6 cũng nhận định.

Theo đó, nếu phương án 1 được chấp thuận, phần chi phí tăng thêm (khoảng 3,27 tỷ đồng - tương đương 0,01% giá trị xây lắp của gói thầu XL01) sẽ được lấy từ nguồn kinh phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh của gói thầu (342 tỷ đồng), không làm ảnh hưởng đến tiến độ và không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.

Pháp lý xây dựng

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản trong quy hoạch và phát triển không gian ngầm

Ngày 14/1, tại cơ quan Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cùng đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ đã có buổi làm việc với ông Asami Hideki, Cố vấn cấp cao của Plantec Architects Co, Ltd (Nhật Bản) trao đổi về kinh nghiệm quy hoạch và phát triển không gian ngầm.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Ngày 6/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Văn bản số 25/UBND- ĐT triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Lâm Đồng: Nhận diện lối đi riêng tạo “đòn bẩy” đưa du lịch Bảo Lộc cất cánh?

Quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 đã xác định xây dựng TP Bảo Lộc trở thành thành phố thông minh; là đầu mối giao thông về đường bộ của vùng, trở thành một điểm đến hấp dẫn phía Nam của tỉnh. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng Ths.KTS Nguyễn Ngọc Huy, Viện Kiến trúc Quốc gia - người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu và tư vấn quy hoạch cho tỉnh Lâm Đồng, nhằm chia sẻ những góc nhìn về định hướng phát triển TP Bảo Lộc, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, gợi mở một số vấn đề địa phương cần lưu ý, những lời khuyên thiết thực dành cho nhà đầu tư khi có mong muốn phát triển tại mảnh đất đầy tiềm năng này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi