Bài 5: Quy hoạch Thủ đô khắc phục những hạn chế trong tập hợp thông tin đầu vào

Nhìn lại sau 10 năm thực hiện chiến lược Phát triển KT-XH Hà Nội 2012-2022

Bài 5: Quy hoạch Thủ đô khắc phục những hạn chế trong tập hợp thông tin đầu vào

(Vietnamarchi) - Đầu tháng 8/2023, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã họp với các Sở ngành, địa phương, bàn thảo 15 chủ đề tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô. Nội dung ban đầu cho thấy tổ chức tư liệu đầu vào còn thiếu thông tin và tổ chức còn rời rạc chưa số hóa trên nền bản đồ.Thiếu tiếp cận tổng thể nên các đề xuất thiếu khả thi hoặc hướng tới mục tiêu ngắn hạn.
09:30, 05/09/2023

Những con đường lôi cả thành phố chạy theo

Đó là đại lộ Thăng Long, dài 30km từ Láng tới Hòa Lạc, năm 2000 dự kiến mở rộng từ 16,5m lên 140m, với chi phí 500 triệu USD. Nguồn vốn được tạo ra bằng các dự án đô thị trị giá 2 tỷ USD (trên đất huyện Quốc Oại, Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ).Cùng thời gian này, tỉnh Hà Tây vẽ hàng trăm km đường mới: Tây Thăng Long, Trục Bắc Nam, Sơn Tây Miếu Môn và giao đất hai bên đường lập dự án bất động sản để tạo vốn làm đường. Một tỉnh nông nghiệp đã chuyển đổi “thần tốc” hàng trăm ngàn ha đất ruộng thành 300-744 dự án bất động sản, là một trong những nguyên nhân tình Hà Tây phải sáp nhập vào Hà Nội để rồi lập lại quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050 (QHC 1259).

Bản đồ Hà Tây vẽ đường để đổi đất, nhưng đường và đô thị ven đường hoạt động không hiệu quả. Trong 20 năm (2003-2023) dân đô thị Hà Nội tăng gấp 2, đất đô thị tăng gấp 12 lần. Đô thị phát triển như vết dầu loang bám theo QL32, Thăng Long, QL6 và dừng lại trước khi tới đô thị vệ tinh trong QHC 1259.

Giải đáp nhiều ý kiến băn khoăn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm rõ thêm về Đề án mở rộng,trong đó có đề cập tới nguyên nhân cần thiết phải mở rộng “Hiện nay, trong phạm vi dự kiến mở rộng Thủ đô Hà Nội có hơn 300 đồ án quy hoạch, dự án khu đô thị, khu du lịch và khu công nghiệp (trên địa bàn Hà Tây) đang được trình phê duyệt để triển khai. Nếu việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội để chậm lại… sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội”. Đến lúc chính thức sáp nhập về Hà Nội (1/8/2008) số dự án đã tăng 2,5 lần (744/300). 

Bản đồ vị trí 744 dự án đô thị thống kê 2008-2010 để lập QHC 1259. Lãnh đạo tỉnh Hà Tây thông qua Dự án 1.800ha (quy mô bằng quận Hoàn Kiếm và cầu Giấy): từ Quy hoạch chung tỉ lệ 1/5000 tới Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 trong 1 tháng để kịp thời giao đất lập dự án.

Quy hoạch thành phố vệ tinh nhưng không có kết nối đủ mạnh. Xây đường kết nối thì biến thành phát triển bất động sản ven đường. Sau nhiều năm, các đô thị vệ tinh không thành hình, bất động sản chiếm đất tràn lan rồi bỏ hoang, không hoàn thành phát triển đô thị đồng bộ, để lại vùng nông thôn suy thoái.

Quy hoạch Thủ đô: khắc phục tồn tại quy hoạch cũ, lập trình phát triển mới

Để Quy hoạch Thủ đô tương xứng với kỳ vọng, cần cách tiếp cận mới. Tuy vậy, một số nội dung trong cuộc bàn thảo vừa qua vẫn còn mờ nhạt: nội dung giao thông đô thị Hà Nội không rõ thực trạng: các chỉ tiêu đầu tư, bố trí đất đai, hạ tầng đường sắt lẫn đường bộ mới đạt 15-20% mục tiêu…. Tư vấn Quy hoạch giao thông vận tải không chỉ ra bất cập kèm theo phân tích nguyên nhân để chủ động khắc phục mà vấn nhấn mạnh Quy hoạch ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị… ưu tiên sớm hoàn thiện hệ thống đường sắt kết nối đến các cảng hàng không đảm bảo vận tải bằng đường sắt đóng vai trò chủ đạo…” còn nguồn lực không biết từ đâu, lộ trình thế nào thì giao thông đô thị sẽ còn bế tắc hơn.

Liên quan tới nông nghiệp – thủy lợi, tư vấn đưa ra các mục tiêu lý thuyết và các dự án công trình thủy lợi đầu mối trạm bơm tưới tiêu, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu cũng thuần lý thuyết. Không có thông tin về tài nguyên nước, quỹ đất, quỹ sinh học, lao động nông nghiệp Hà Nội hiện trạng. Không có số liệu đất ruộng bỏ hoang vì hệ thống thủy lợi vô hiệu? Hồ chứa trạm bơm cạn nước? Số giếng khoan nước ngầm tưới rau hoa? Số nông dân đã di chuyển tới các vùng nông nghiệp mới Tây Nguyên, Tây Bắc… vì sản xuất nông nghiệp tại chỗ càng làm càng lỗ… Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải nhận định nội dung này: “…việc đánh giá thực trạng và hiện trạng là cực kỳ quan trọng, bởi tồn tại, hạn chế của ngành từ lịch sử để lại là rất lớn, còn bó buộc nhiều, cơ sở dữ liệu của ngành đang rất phân tán, không đầy đủ. Nếu không đánh giá kỹ thì không đi vào thực chất, lập quy hoạch chỉ là trên giấy.”

Phương án phát triển đô thị 2023 yếu kém hơn Định hướng phát triển không gian 2010, cơ sở để lập QHC 1259

Tư vấn quy hoạch đặt ra mục tiêu “nông thôn là cốt lõi trong quy hoạch Thủ đô” nhưng sơ đồ bố trí đô thị tràn lan trên đất nông nghiệp, không còn không gian giãn cách, mở đường cho phát triển đô thị tự phát. “Phương án đô thị 2023 “ lạc hậu hơn mô hình “chùm đô thị 2010” – liên kết theo thứ bậc mạch lạc, giãn cách bởi hành lang xanh bao gồm mặt nước và thảm xanh thực vật. Hành lang Xanh đã bị thu hẹp thành vùng bãi sông, dành đất cho phát triển bất động sản tùy tiện. “Phương án đô thị 2023” không mô tả thực trạng “đô thị ma” tràn lan và tiếp tục tô màu đất đô thị mới. Trong các bản đồ nền đã xóa tên làng – đơn vị tự chủ sinh thái bền vững trải qua các thách thức thiên tai địch họa trong ngàn năm lịch sử, kiên cường trụ vững trong đại dịch COVID… vẽ quy hoạch đô thị dễ dãi như vẽ thành phố mới trên đất hoang.

Bản đồ hiện trạng phân vùng môi trường 2023 lạc hậu, ít thông tin hơn Bản đồ giải pháp định hướng bảo vệ môi trường lập 2010 trong QHC 1259

Nội dung phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhận diện thực trạng nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các hệ sinh thái tự nhiên suy giảm cả về chất lượng, số lượng và diện tích. Đặt ra mục tiêu “Tạo dựng môi trường Hà Nội xanh, hiện đại” nhưng không tổng kết đánh giá dự án thu gom xử lý nước thải cho lưu vực sông Tô-Nhuệ, tổng đầu tư gần 2 tỷ USD, cộng với gần 1 tỷ USD cho đề án cải thiện môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy. Không có bản đồ nguồn gốc gây ô nhiễm không khí, đất, nước, chất thải rắn… thì làm sao có giải pháp khắc phục – Bức tranh ô nhiễm môi trường Hà Nội còn mờ mịt.

Phương án phát triển đô thị và bảo vệ môi trường trình bày trên bản đồ 2D, không có thông tin thuộc tính trên nền bản đồ, không chia sẻ, tích hợp với các nội dung kinh tế khác… cách thể hiện này lạc hậu 20-30 năm so với công nghệ phổ biến hiện tại, không đạt yêu cầu theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Nội không thể Thông Minh – Sáng Tạo nếu thiếu nhà trẻ, trường học

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội có vai trò quan trọng trong Quy hoạch Tổng thể Quốc gia và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ cho Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Điều chỉnh QHC 1259). Do vậy, công tác chuẩn bị dữ liệu đầu vào là tối quan trọng. Thực tế đã chỉ ra sự thiếu hụt trường học Thủ đô trong 20 năm qua có nguyên nhân chính do tư liệu đầu vào sai sót, vì vậy rất cần quan tâm ngay từ khâu tập hợp dữ liệu, yêu cầu sự chính xác, đầy đủ và tổ chức, trình bày dữ liệu một cách khoa học, mạch lạc có khả năng tham chiếu cao, nhằm loại bỏ các thông tin đầu vào chủ quan, suy diễn tùy tiện thậm chí làm sai lạc vì nhiều lý do.

Riêng chủ đề Quy hoạch phát triển giáo dục Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải khẳng định “công tác đánh giá thực trạng ngành Giáo dục Thủ đô hiện nay phải được thực hiện trung thực, thẳng thắn, khách quan, khoa học và sáng tạo. Toàn bộ số liệu phải được cập nhật đến năm 2022 và có so sánh với Thủ đô một quốc gia có nền giáo dục tương đồng để đặt mục tiêu hướng đến, xây dựng kế hoạch thực hiện. Các kịch bản phát triển đưa ra cần đánh giá hiệu quả cụ thể, tránh nêu chung chung, thiếu những phân tích xác đáng, thuyết phục…”

Với tinh thần chủ động đóng góp, City Solution tập hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế đề xuất một số công cụ chuyên môn để bổ sung các khuyết thiếu trong khi tiến hành lập Quy hoạch Thủ đô:

Trong khi xã hội đã sử dụng bản đồ số phổ biến thì cần đưa thông tin thực trạng trường học lên bản đồ thay vì thống kê bảng biểu thủ công
Thông tin thiếu trường học gắn vào nền bản đồ số cho thấy rõ những bất ổn từng khu vực và chỉ ra những vùng cần tập trung rà soát quỹ đất còn bỏ hoang để bổ sung đất xây trường
Bản đồ số hóa gắn thông tin vị trí trường học có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng phân tích tổ hợp, chỉ ra khu vực thuận lợi xây trường mới với khoảng cách đi học tối ưu. Tư liệu của Nguyễn Ngọc Quang – NCS Đại học Twente, Hà Lan.

 

Công nghệ giải đoán hình ảnh cho biết thực trạng sử dụng đất qua thời gian, phân tích những vùng đất tự nhiên chuyển thành đất bất động sản hữu dụng hay bỏ hoang
Tổ hợp các thông tin địa lý (Geografic Information) và các thông tin thuộc tính phi địa lý (non-geographic) để mô tả các công trình xây dựng, thảm thực vật, chỉ số tiêu hao năng lượng cho biết thực trạng sử dụng đất tự nhiên, bất động sản hữu dụng hay bỏ hoang. Tư liệu Rapid Planning – Quy hoạch nhanh, Dự án thực nghiệp tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và nghiên cứu Đức (BMBF)
Cầu Giấy – Quy hoạch đất xây trường học thiếu hơn 60ha, nhưng cũng có hàng trăm ha dự án BĐS, trong đó hơn 50 dự án nhiều năm nay không triển khai. Riêng dự án trụ sở 18 Tổng công ty để hoang hàng chục năm nay, TP đang tiến hành thu hồi. Rà soát bản đồ Quy hoạch, sử dụng đất số hóa, thống kê các ô đất ký hiệu HH1-HH5 ( đất hỗn hợp), hiện đang không xây dựng hoặc lợp tạm mái tôn nhà kho, trông xe… rộng gần 20ha, đủ đất để xây 5-10 trường học các cấp loại.

 

Hà Nội đang hướng tới xây dựng Thành phố thông minh – sáng tạo, những công dân của thành phố tương lai ấy phải có đủ chỗ ngồi học trong các ngôi trường Thủ đô. Sau bao năm nhỡ nhàng, nay phải mất vài năm mới từng bước xây thêm trường học cho các em. Nhưng nếu Hà Nội thực sự coi việc xây trường là việc trọng yếu thì ngay hôm nay, Bản quy hoạch mạng lưới trường học trong Quy hoạch Thủ đô phải sử dụng những công cụ thông minh sáng tạo nhất để thực hiện – thế mới xứng đáng là Thành phố Văn Minh, Văn Hiến, Thông minh, Sáng tạo.

Nguồn ảnh minh họa: Hanoidata & City Solution ST-BT

1. https://www.baogiaothong.vn/chuyen-chua-ke-lam-dai-lo-dau-tien-cua-dat-nuoc-192568952.htm

2. https://cand.com.vn/Xa-hoi/Ky-hop-dong-xay-dung-duong-cao-toc-Lang—Hoa-Lac-va-Khu-do-thi-Bac-An-Khanh-i27377/

3. https://baochinhphu.vn/thu-tuong-nguyen-tan-dung-lam-ro-them-ve-de-an-mo-rong-dia-gioi-hanh-chinh-thu-do-ha-noi-10226656.htm

4. https://vienktxh.hanoi.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien-noi-bat/-/view_content/4768951-dinh-huong-quy-hoach-nong-nghiep-thu-do-theo-huong-do-thi-sinh-thai.html

5. https://vienktxh.hanoi.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien-noi-bat/-/view_content/4778569-dinh-huong-phat-trien-giao-duc-xung-tam-voi-vai-tro-vi-the-thu-do.html

Pháp lý xây dựng

Chuyển đổi khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội: Loại bỏ sai lầm càng sớm càng tốt

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp được coi là một biểu tượng của sự lãng phí ở Hà Nội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng để phù hợp với đời sống của người dân là điều tất yếu. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phương án chuyển đổi và vận hành, không để lãng phí thêm.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Vậy cần phải điều chỉnh quy hoạch phát triển ở 2 bên bờ sông như thế nào để đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu?

Tìm công thức khả thi để Hà Nội làm hàng trăm km đường sắt đô thị

Sau 20 năm triển khai, Hà Nội mới có 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội đưa vào hoạt động. Nếu vẫn xây dựng như phương án hiện nay, rất khó để Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị như quy hoạch.

Nghĩ và ngẫm về nội thất

Nội thất, song cùng kiến trúc, tiến bước dài, đang đứng cả hai chân trong hiện đại hóa, quốc tế hơn và tìm kiếm cái riêng, như một lộ trình tự nhiên. Trong sự đẹp và sang lên của nội thất kiến trúc, không tài nào tránh khỏi sự nhận ra: Nền kiến trúc hôm nay, đặc biệt là nội thất, bộc lộ rõ ràng và thách thức, một hiện tượng xã hội, tạm gọi một cách khoa học là Chủ nghĩa Hình thức, nói nôm na là trào lưu phô trương. Cái đẹp bị lấn át bởi nhận thức thiên lệch về cái sang. Cái sang không tương thích với sự giàu lên của quốc gia và xã hội.

Công dân Hà Nội kỳ vọng Quy hoạch Thủ đô có chất lượng cao: khắc phục khó khăn hiện tại, tạo cơ hội mới cho tương lai

Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi