Bài 3: Nguyện khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bắc Ninh

Bài 3: Nguyện khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư

Một trái tim lớn vừa ngừng đập! Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Người cộng sản chân chính, nhà lãnh đạo tài ba luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về phẩm chất đạo đức cách mạng của người chiến sỹ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc để lại ấn tượng sâu sắc, tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước nói chung và quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc nói riêng.
14:03, 24/07/2024

Bảo tồn được văn hóa là bảo tồn được dân tộc     

 Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, AHLĐ, NGND Nguyễn Đức Thìn, hướng dẫn viên Đền Đô (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn) lặng người đi vì xúc động. Là người luôn vững tinh thần trước bao thử thách trong chiến tranh và hòa bình mà nước mắt ông trào dâng vì thương tiếc người lãnh đạo kính mến của Đảng, của nhân dân. AHLĐ, NGND Nguyễn Đức Thìn may mắn 3 lần được gặp gỡ, trò truyện với Tổng Bí thư. Những hình ảnh, kỷ niệm đẹp về Tổng Bí thư lại hiện lên qua ký ức, để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc về một nhà chính trị sắc sảo, bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, uy tín.

tổng bí thư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc  với cán bộ, nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du (năm 2016).

Thầy Thìn chậm dãi hồi tưởng: Ngày 20-3-2000, trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi được ngồi cạnh đồng chí Nguyễn Phú Trọng  (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội) trên thuyền Rồng, lướt sóng Hồ Tây. Ông hỏi tôi: “Chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, rất nhiều việc Hà Nội và cả nước cùng làm, nhà giáo có sáng kiến gì để truyền cảm mạnh mẽ hào khí Thăng Long?”. Tôi thật bất ngờ và hạnh phúc khi cảm nhận được ở vị lãnh đạo sự gần dân, lắng nghe tiếng nói của nhân dân.

tổng bí thư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho nhân dân nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du.

Lần thứ hai (tháng 1-2009), khi là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và lần thứ 3 (tháng 1-2022) trên cương vị Tổng Bí Thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng về thăm Đền Đô. Trong nghi lễ linh thiêng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu và nhân dân dâng hương tưởng nhớ các vị Vua nhà Lý. Khi ấy, NGND Nguyễn Đức Thìn vinh dự là người dẫn chương trình, giới thiệu, thuyết minh về di tích, vô cùng xúc động khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng chia sẻ, động viên các cụ trong Ban Quản lý di tích Đền Đô: Cảm ơn các cụ đã cơm nhà, việc Đền, cùng nhân dân và Nhà nước làm nên kỳ tích Đền Đô “thiêng hương khói, ấm nhân tình”. Đây là địa chỉ nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Những sự tích, những đám mây ở đây rất là xúc động, rất linh thiêng. Nó như một tín hiệu cho thấy sự lung linh trong truyền thống của dân tộc, vừa sáng chói triển vọng của non sông đất nước. Nó thể hiện bề sâu và sự bền vững văn hóa Việt Nam. Tôi tin chắc đây sẽ là địa chỉ, địa danh chứng minh với thế giới rằng Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử và chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn trong nền văn hóa Việt Nam…”

Những câu nói ân cần, chân tình, ấm áp, khẳng định “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Bảo tồn được văn hóa là bảo tồn được dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến sâu thẳm trái tim người nghe. NGND Nguyễn Đức Thìn xúc động chia sẻ: “Qua mỗi lời động viên, tôi đều cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đặc biệt trân trọng của người đứng đầu Đảng dành cho văn hóa, dành cho những di sản vô giá mà ông cha để lại. Noi gương Tổng Bí thư về tư tưởng, đạo đức, cách mạng, tôi còn sống là còn làm việc, còn cống hiến, góp phần tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị của Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị Vua triều Lý mãi xứng đáng là Di tích Quốc gia đặc biệt, là địa chỉ văn hóa, lịch sử tiêu biểu của dân tộc”. Bởi “Vì đất nước, vì nhân dân vì Đảng/ Người bạc đầu trách nhiệm theo thời gian/ Mỗi lần gặp người hiền Nguyễn Phú Trọng/ Sáng niềm tin theo Đảng, chúng ta đi!”.

Khơi dậy sức mạnh từ lòng dân

Còn nhớ ngày 13-11-2016, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam. Đây cũng là năm đầu thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Từ các cụ cao tuổi, đến các cháu thiếu nhi, ai ai cũng đều phấn khởi, chộn rộn khi được đón người lãnh cao nhất của Đảng về thăm. Nói chuyện thân mật với bà con trong thôn, thăm hỏi, tặng quà các cụ già, neo đơn, Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống yêu nước cách mạng; được hòa chung không khí hồ hởi, vui tươi của các tầng lớp nhân dân trong ngày hội lớn và chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng đổi mới, phát triển. Tổng Bí thư nhấn mạnh, địa phương có Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, vừa là điểm đến du lịch tâm linh, vừa là nơi giáo dục lòng từ thiện bác ái của đạo Phật nên càng cần thực hiện tốt hơn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đạt nhiều thành tích hơn nữa, để bà con có cuộc sống no đủ, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống văn minh đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển chung của đất nước. 

tổng bí thư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm khi về thăm Đền Đô.

Nhớ lại sự kiện lịch sử đó, Bí thư Chi bộ thôn Phật Tích Đỗ Văn Quỹ chia sẻ: “Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư luôn  gần dân, sát dân, vô cùng bình dị, gần gũi, chan hòa mà sâu sắc; toát lên hình ảnh của một vị lãnh đạo mẫu mực, có tâm, có tầm, nhận được sự kính trọng, sự tin tưởng tuyệt đối của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Người là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, về tình cảm, về phẩm chất của người đảng viên cộng sản, trọn đời phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Những lời động viên, khen ngợi của Tổng Bí thư mang sức mạnh tinh thần, là động lực to lớn khơi dậy tinh thần đoàn kết trong nhân dân, phấn đấu thực hiện, góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương”.

Tự hào là vùng quê “Đất Phật, người tiên”, Phật Tích “đang thay da đổi thịt”, vươn mình phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón hàng nghìn đoàn khách trong nước và Quốc tế. Cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên trong xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thân thiện, để lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách. Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, MTTQ và các tổ chức thành viên tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất làm giàu trên chính mảnh đất trên quê hương mình. Trong nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Năm 2019 giá trị 1 ha canh tác đạt 96 triệu đồng, năm 2023 tăng lên 103,7 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, các chính sách hỗ trợ nông dân, nông thôn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các tổ chức thành viên phối hợp với Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho hơn 750 lượt gia đình hội viên vay với số tiền gần 30 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Cùng với các chính sách an sinh xã hội của nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 1,63% năm 2019, xuống còn 1,1% năm 2024. Hằng năm, có từ 96% đến 97,4% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 5/5 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa. Năm 2021, xã Phật Tích được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

 Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phật Tích Phạm Xuân Phồn cho biết: Với mục tiêu nhiệm kỳ 2020- 2025: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu đưa xã Phật Tích trở thành phường phát triển bền vững...”, Đảng bộ xã Phật Tích huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các công trình trọng điểm, đồng thời luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với bề dày 20 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, Đảng bộ xã tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra”.

Tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng, lối sống, phong cách làm việc, tình yêu thương con người, trọn đời vì nước, vì dân của Tổng Bí thư đã, đang, sẽ luôn có giá trị to lớn. Trong muôn vàn xúc động, tiếc thương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh nguyện khắc ghi những lời căn dặn, bài học sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, chung sức, đồng lòng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng phát triển bền vững, theo hướng văn minh, dân tộc, hiện đại.

Pháp lý xây dựng

Khả năng phát huy các giá trị truyền thống: Nhìn từ những thành công của kiến trúc Việt Nam sau Đổi mới

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cọ sát cạnh tranh của các luồng tư tưởng văn hoá là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kiến trúc luôn bị đặt giữa một nan đề giữa việc biểu đạt tinh thần quốc tế/thời đại và tinh thần địa phương/ lịch sử. Bài báo phân tích và đánh giá các nỗ lực của các kiến trúc sư Việt nam sau năm 1986 trong việc khai thác và kế thừa các giá trị lịch sử truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với cả thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc. Kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong phát triển kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.

TP.HCM: Đề xuất "siêu đề án" chỉnh trang đô thị

Xây dựng đề án để di dời gần 46.500 căn nhà trên và ven sông, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM là đòi hỏi cấp bách từ thực tế.

Sài Gòn đô thị và những ngành dịch vụ tiên khởi

Thử ngược dòng lịch sử để nhận ra một số ngành dịch vụ tiên khởi khi Sài Gòn chuyển mình từ thành thị phong kiến sang đô hội tân tiến. Sáu ngành dịch vụ: kinh doanh cảng, sửa chữa tàu, vận tải, viễn thông, ngoại thương và tài chính quốc tế đã tiên phong tận dụng vị trí đắc địa và ưu thế sông biển.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi