Vẻ đẹp cổ kính Đền Tô Hiến Thành

Con đường di tích cố đô

Vẻ đẹp cổ kính Đền Tô Hiến Thành

Với lối kiến trúc độc đáo, cùng vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm, Đền Tô Hiến Thành (xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn) là một điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách khi về với cố đô Hoa Lư.
15:52, 17/11/2023

Tọa lạc tại thôn Xuân Lai, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, đền Tô Hiến Thành là một trong những ngôi đền cổ trên đất Ninh Bình, gắn liền với địa danh núi Kiếm Lĩnh, mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đền còn có tên gọi là đền Thánh Tô vì nơi đây thờ Tô Hiến Thành, ngoài ra đền còn có tên là đền Kiếm Lĩnh vì vị trí tọa lạc tại núi Kiếm Lĩnh. Đền phối thờ Nguyễn Minh Không, nên còn có tên gọi khác là đền Thánh Nhị.

Vị công thần thanh liêm, chính trực

Đền phụng thờ Tô Hiến Thành một vị quan đại thần, người có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển vương triều Lý. Không chỉ là một nhà cầm quân tài giỏi, đánh đâu thắng đó, Tô Hiến Thành còn là vị quan thanh liêm, khảng khái, tận tụy và trung nghĩa, luôn dành hết tâm huyết cho việc duy trì sự ổn định của vương triều Lý.

Năm 1161, ông được nhà vua cử làm Đô tướng đem theo 2 vạn quân đi tuần tiễu tại vùng ven biển Tây Nam Đại Việt (vùng ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa ngày nay) ông đã chỉ huy binh sĩ giúp dân khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi… mang lại cuộc sống yên bình cho người dân nơi đây.

Sau khi mất, Ông được người dân lập đền thờ ở rất nhiều tỉnh thành. Tại Ninh Bình, Ông được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Tô, được thờ phụng tập trung tại huyện Gia Viễn ở nhiều nơi như: đền Thánh Nguyễn ở xã Gia Thắng, đền thánh Tô ở xã Gia Tiến, đền Vân Thị, đình Trùng, đình Thượng, thôn Tuỳ Hối, xã Gia Tân. Trong đó, đền Thánh Tô ở núi Kiếm Lĩnh được xem là nơi thờ tự chính.

Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của Ông, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội vào ngày ngày sinh và ngày mất của ông, với các nghi lễ như rước kiệu từ đền Kiếm Lĩnh về đền Thánh Nguyễn, tế nam, tế nữ…

Nét kiến trúc cổ kính

Đền Tô Hiến Thành nằm dưới chân núi Kiếm Lĩnh, tách biệt khu dân cư, được bao bọc quanh 4 phía là ruộng lúa, đầm sen. Cửa đền trông ra hướng nam, nơi có con sông Hoàng Long trải dài uốn khúc, tựa lưng vào núi Kiếm Lĩnh. Đền được xây dựng trên mảnh đất có hình con voi nằm, giếng đền là mắt voi, đường vào đền là ngà voi, đền ở trên lưng voi, đuôi vắt lên phía bắc. Trước mặt đền là đê của sông Hoàng Long.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dù đã nhiều lần ngôi đền được trùng tu, tôn tạo, nhưng vẫn còn giữ được kiến trúc gốc thời Nguyễn.

Mặt bằng tổng thể kiểu tiền Nhất hậu Đinh, gồm 3 tòa: tiền đường, trung đường, hậu cung. Trước lối vào đền là “Vọng lâu” được xây bằng gạch thành 2 tầng theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Trong khuân viên đền còn có một điện Mẫu.

Tiền đường có kiến trúc vì kèo kiểu thượng rường hạ kẻ. Hệ thống mái được nâng đỡ bởi 4 hàng cột gỗ lim, tròn. Trên các đầu bẩy chạm nổi long hoa lá cách điệu. Trung đường có kiến trúc vì kèo kiểu thượng rường hạ kẻ, có ngưỡng cửa đục bằng đá tảng. Hậu cung có kiến trúc vì kèo đơn giản. Bố cục toàn cảnh của di tích với những hình khối kiến trúc tuy không đồ sộ nhưng đảm bảo sự hài hoà trong tầm vóc từng bộ phận công trình, giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên.

Hiện nay, đền Tô Hiến Thành vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như bộ lỗ bộ, một số đồ có phong cách mỹ thuật cuối thế kỷ 18 như đại đao, chùy, đôi hạc, bảng văn cuối thế kỷ 18, bát hương đá, chuông thế kỷ 19, các tấm bia đá, các chân tảng, bậc thềm đá chạm rồng thời Tây Sơn, tượng, các bản sắc phong cổ, nhang án, … rất có giá trị lịch sử và văn hóa.

Di tích đền Tô Hiến Thành và khu vực núi Kiếm Lĩnh đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 2004. Ngôi đền cổ kính được bảo tồn nghiêm ngặt, tọa lạc tại ngọn núi lịch sử hùng vĩ, toát lên vẻ u tịch thâm nghiêm tạo cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhõm là điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách trong hành trình về với cố đô Hoa Lư.

Pháp lý xây dựng

Đền Voi phục , Đền Quán Thánh - Điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận hai di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi phục và Đền Quán Thành là “Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là hai ngôi đền nằm trong Thăng Long Tứ trấn - gồm bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hà Nội: thêm 12 di tích được xếp hạng cấp thành phố

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Đình Tây Đằng - một di sản văn hóa kiến trúc độc đáo

Xứ Đoài xưa, hay còn gọi là trấn Sơn Tây hoặc trấn Hưng Hóa (nay thuộc Hà Nội) là miền quê có nhiều ngôi đình nổi tiếng của người Việt cổ. Trong số những ngôi đình tiêu biểu của nơi đây có thể kể đến đình Tây Đằng, ngôi đình mang kiến trúc độc đáo và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

“Không làm giả” vì sẽ dẫn đến làm sai lệch yếu tố gốc

Trước những tranh cãi nhiều chiều về “diện mạo” mới của di tích chùa Cầu sau trùng tu, đặc biệt là luồng ý kiến cho rằng “màu sơn quá mới”, “quá sáng” khiến di tích này trở nên “lạ lẫm”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án này đã có những phản hồi chính thức.

Khánh Hòa: Phê duyệt Đề cương xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin

Bảo tàng Alexandre Yersin sẽ là thiết chế văn hóa - xã hội đa năng, tổng hợp, tiêu biểu của tỉnh với công trình kiến trúc độc đáo, là trung tâm lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sưu tầm, trưng bày giới thiệu những di sản văn hóa của Alexandre Yersin.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi