Viện Nhà ở và Phát triển Đô thị đồng hành cùng sự nghiệp phát triển kiến trúc và quy hoạch của đất nước

Viện Nhà ở và Phát triển Đô thị đồng hành cùng sự nghiệp phát triển kiến trúc và quy hoạch của đất nước

(Vietnamarchi) - Viện Nhà ở và Phát triển Đô thị được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3/2016, tiền thân là Viện Nhà ở và Công trình công cộng. Trải qua gần 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, với khối lượng công việc phủ rộng khắp mọi miền Tổ quốc, Viện đã có những bước phát triển mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển của Viện Kiến trúc Quốc gia nói riêng và Ngành Xây dựng nói chung...
10:19, 25/12/2024

Viện Nhà ở và Phát triển đô thị đã triển khai nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực Kiến trúc, Nhà ở và Phát triển đô thị theo chức năng nhiệm vụ được giao với các đề tài tiêu biểu như: thiết kế nhà ở nông thôn; hệ thống công trình các bậc học giáo dục phổ thông và trường mầm non phù hợp với các quy định của pháp luật và nhu cầu phát triển xã hội; giải pháp thiết kế, xây dựng hạn chế thiệt hại, đảm bảo an toàn cho nhà ở và công trình công cộng đô thị trước nguy cơ sạt lở; xây dựng bộ tiêu chí, hướng dẫn đánh giá, công nhận dự án khu đô thị xanh; nghiên cứu mô hình nhà ở nông thôn phòng tránh ảnh hưởng của nguy cơ sạt lở tại khu vực ven biển và ven sông vùng Đông và Tây Nam Bộ; sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở khu vực đồi núi dốc tại khu vực miền núi phía Bắc bảo đảm an toàn trước nguy cơ sạt lở; đề xuất quy định nội dung hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc ban hành quy tắc ứng xử và phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư.

Các đề tài, dự án nghiên cứu bám sát các vấn đề thực tiễn, đã được Bộ Xây dựng nghiệm thu và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý, các địa phương và các nhà nghiên cứu, giảng dạy.

Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 – sơ đồ Định hướng phát triển không gian, Hệ thống đô thị
Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 – sơ đồ Định hướng phát triển không gian, Hệ thống đô thị.

Viện là một trong số ít các đơn vị trên cả nước đã triển khai thực hiện toàn diện trong công tác tư vấn cho các địa phương về lĩnh vực lập Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch đô thị… Một số đồ án tiêu biểu: đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035; đồ án Quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận (Lâm Đồng); Quy hoạch chung đô thị Phong Điền (Thừa Thiên Huế) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Khảo sát, lập đồ án quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2000, khu công nghiệp Mường So (Phong Thổ, Lai Châu).
Tư vấn và lập Quy chế quản lý kiến trúc tại địa bàn: TP Lai Châu; TP Quảng Ngãi; TP Hưng Yên; đô thị TP Tuyên Quang; đô thị thị xã Hương Thủy và đô thị huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
Đặc biệt, lĩnh vực Phát triển đô thị là một trong những thế mạnh hàng đầu của Viện Nhà ở và Phát triển đô thị. Lập Chương trình Phát triển đô thị các tỉnh như: Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn…

Hồ sơ khu vực phát triển đô thị, Báo cáo rà soát chất lượng hạ tầng đô thị, Đề án phân loại đô thị và Đề án thành lập đơn vị hành chính đô thị tại các địa bàn như: TP Thanh Hóa, TP Vinh, TP Thái Bình, TP Sầm Sơn…

Viện đã và đang đóng góp không nhỏ trong việc tham mưu cho các địa phương như: thành lập TP Thủ Đức; thành lập TP Gò Công; thành lập thị xã Phong Điền (Thừa Thiên Huế); công nhận Thành phố Phủ Lý (Hà Nam) là đô thị loại II; đề án đề nghị công nhận TP Sóc Trăng là đô thị loại II; phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương…

Quy hoạch chung thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2035
Quy hoạch chung thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2035.

Các thành tích đạt được trong thời gian qua thể hiện sự nỗ lực, cố gắng, tâm huyết của tập thể cán bộ, nhân viên của Viện Nhà ở và Phát triển đô thị cùng sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo của Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng và các địa phương.

Các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với Viện Nhà ở và Phát triển đô thị trong thời gian tới bao gồm: đẩy mạnh công tác phát triển nhân sự, thu hút thêm nhiều chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm; tập trung nghiên cứu phát triển nhà ở xã hội; quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị; lập quy chế quản lý kiến trúc cho các địa phương; nghiên cứu chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, đô thị…

TS.KTS Nguyễn Minh Đức – Giám đốc Viện Nhà ở và Phát triển Đô thị chia sẻ: “Trải qua gần 01 thập kỷ hoạt động và phát triển, với khối lượng công việc phủ rộng khắp mọi miền Tổ quốc, Viện Nhà ở và Phát triển Đô thị đã triển khai toàn diện trên các lĩnh vực Nhà ở, Phát triển đô thị, Kiến trúc, Quy hoạch đóng góp vào sự phát triển của Viện Kiến trúc Quốc gia nói riêng và Ngành Xây dựng nói chung”./.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi