Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình Trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh và cấp huyện”

(Vietnamarchi) - Viện kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:
10:06, 25/04/2024
  • Tên đề tài: “Thiết kế điển hình Trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh và cấp huyện” thuộc lĩnh vực thiết kế điển hình.
  • Cơ quan thiết kế: Viện Kiến trúc Quốc gia.
  • Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.KTS Nguyễn Quốc Hoàng – Phòng Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kiến trúc và các cộng sự thực hiện.
  • Năm hoàn thành đề tài: 2023

Hạng mục gồm: Trung tâm Hành chính tập trung cấp tỉnh và cấp huyện, đề tài đề xuất 06 mẫu thiết kế điển hình. Trong đó, có 03 mẫu áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ký hiệu TTHC-T.01-20, TTHC-T.02-20 và TTHC-T.03-20 (cấp Tỉnh);  03 mẫu TTHC-H.01-20, TTHC-H.02-20 và TTHC-H.03-20 (cấp Huyện).

TÓM TẮT:

I/ Mục tiêu, phạm vi và quy mô áp dụng:

  • Nhóm tác giả đã đề xuất các mẫu thiết kế điển hình Trung tâm Hành chính cấp Tỉnh và Huyện, phương án được áp dụng cho các tỉnh, thành phố Loại I, có mật độ dân cư lớn và quỹ đất hạn chế. Quan điểm thiết kế phù hợp với xu hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
  • Phần nghiên cứu cơ bản, đề tài đã đưa ra dây chuyền công năng, nguyên tắc không gian, tổ chức không gian trung tâm hành chính công, hội trường, mặt bằng bố trí phòng làm việc của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên,.. các giải pháp bố cục mặt bằng và sơ đồ tổ chức giao thông nội bộ.

 II/ Các giải pháp đề xuất áp dụng:

2.1.Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng gồm:

  • Phương án sử dụng giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng hợp khối, các khối chức năng được liên kết với nhau chung một khối đế, giúp giao thông giữa các bộ phận đi lại thuận lợi gắn bó chặt chẽ và thường xuyên.
  • Giải pháp quy hoạch của phương án có ưu điểm: mặt bằng gọn, giao thông ngắn, rõ ràng mạch lạc, không chồng chéo, khối công trình được đặt trung tâm khu đất, giao thông được bố trí bao quanh, đảm bảo dẽ dàng tiếp cận,. thuận tiện cho cán bộ cũng như người dân đến làm việc, đồng thời cũng đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tốt nhất …
  • Khu vực để xe được bố trí hợp lí, chia làm các khu vực đỗ xe riêng biệt cho khách, cho cán bộ nhân viên, phương án bố trí 2 tầng hầm kết hợp ngoài trời đảm bảo đủ công suất thiết kế.
  • Ngoài ra tổng mặt bằng bố trí sân vườn xen kẽ, tạo cảnh quan, không gian thư gián, nghỉ ngơi. Xung quanh tường rào trồng cây xanh cách ly để hạn chế tối đa tiếng ồn cho công trình.
  • Giải pháp bố cục tổng mặt bằng của phương án phù hợp cho quy mô cấp tỉnh, có diện tích sàn xây dựng lớn, thiết kế hợp khối tiết kiệm được diện tích xây dựng đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa, dân số ngày càng tăng nhanh.

2.2 Giải pháp kiến trúc:

  • Phương án lựa chọn kiểu dáng, hình khối đơn giản, hai khối tháp cao tầng được liên kết với nhau chung 1 khối đế, tỷ lệ khối tích hợp lí, tăng hiệu quả thẩm mỹ, sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình xây dựng và vận hành sử dụng.
  • Khối nhà chính được thiết kế 27 tầng, là tổ hợp càc khối chức năng tạo thành một khối lớn. Công trình có lối vào bố trí sảnh chính kết hợp khánh tiết hội trường lớn, thông tầng, tạo vẻ uy nghi, hoành tráng, đặc trưng cho kiến trúc công sở hiện đại, không gian đóng mở đa dạng, thoáng đãng.
  • Hình thức kiến trúc hiện đại kết hợp những mảng đặc rỗng hài hòa, làm tăng yếu tố thẩm mỹ. Mảng kính lớn chạy dài từ sảnh chính đến mái, là điểm nhấn cho toàn khối công trình, giúp công trình bề thế, trang nghiêm. Hệ thống lam chắn nắng sẫm màu chạy dọc theo chiều cao công trình có tác dụng tạo hình, cách điệu từ hình tượng cây lúa (đặc trưng
    văn hóa nông nghiệp Việt Nam), tăng vẻ chắc khỏe cho, đồng thời là đặc điểm nhận diện mang đặc trưng cho các trụ sở công quyền ở Việt Nam.
  • Với quan điểm thiết kế phù hợp với xu hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, công trình thiết kế các không gian trên mái và xen kẽ trong từng tầng nhà, giúp cách nhiệt, chống nóng, cải thiện vi khí hậu, tạo môi trường làm việc tiện nghi, hóa minh vào thiên nhiên, phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại.
  • Mặt bằng công trình được tổ chức hợp lí giữa các khối chức năng, khu vực tiếp dân được bố trí ngay sảnh tầng 1, không gian đợi kết hợp sảnh chính, giúp khách và người dân tiếp cận dễ dàng, kết hợp với trang thiết bị tiện nghi, ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao giúp cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính hiệu quả hơn.

2.3 Giải pháp kết cấu, sử dụng vật liệu:

  • Công trình sử dụng khung BTCT từ móng đến mái, dễ thi công tăng tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu tối đa thời gian bảo trì tu sửa công trình.
  • Công trình sử dụng các vật liệu phù hợp, thân thiện với môi trường, các vách ngăn không gian phòng được sử dụng gạch không nung, cách âm cách nhiệt tốt, không tác động đến môi trường.
  • Kết hợp sử dụng các vật liệu chống thấm, chống nhiệt thích hợp cho mái và vỏ ngoài công trình, góp phần tiết kiệm năng lượng cho công trình.

III. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đưa ra 06 mẫu thiết kế điển hình

O3 mẫu áp dụng cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Mẫu TTHC-T.01-20, TTHC-T.02-20 và TTHC-T.03-20 (cấp Tỉnh)

O3 mẫu áp dụng cho cấp Quận, Huyện, Thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh:
03 mẫu TTHC-H.01-20, TTHC-H.02-20 và TTHC-H.03-20 (cấp Huyện).

(Nguồn: Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật và dữ liệu – Viện Kiến trúc Quốc gia)

Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình Nhà văn hóa thôn kết hợp điểm tránh trú bão lụt”

Viện Kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình Công trình văn hóa thể thao phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp”

Viện Kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

Viện Kiến trúc Quốc gia công bố đề tài NCKH: “Thiết kế điển hình trường Tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt”

Viện kiến trúc Quốc gia trân trọng giới thiệu và công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học sau đây:

Thiết kế điển hình nhà văn hóa thôn kết hợp điểm tránh trú bão lụt

Thiết kế điển hình công trình nhà văn hóa thôn tránh trú bão cho người dân ở vùng thiên tai đảm bảo yêu cầu “2 trong 1”. Bình thường có thể làm chỗ vui chơi, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhưng khi có mưa lụt thì làm nơi trú ẩn hoặc sử dụng để đồ đạc giúp người dân yên tâm hơn khi mùa mưa lụt đến.

Thiết kế điển hình trường tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt

Với mục tiêu khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin, tạo điều kiện cho các cán bộ trực tiếp tham gia dự án Thiết kế điển hình trường tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt, tiếp cận nắm bắt trên thực tế các vấn đề về quy hoạch-xây dựng, hiện trạng-công năng công trình. Qua đó trang bị kiến thức thực tế cho các cán bộ thiết kế, lấy cơ sở lập mẫu thiết kế điển hình phục vụ việc quy hoạch xây dựng trường tiểu học kết hợp điểm tránh trú bão lụt tại vùng bị thiên tai ở khu vực miền Trung.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi