Tọa đàm: Giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”

Tọa đàm: Giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”

(Vietnamarchi) - Chiều 11/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Tạp chí Kiến trúc tổ chức Tọa đàm, giới thiệu cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật”…
09:29, 12/11/2024

Tọa đàm do ThS. Phạm Minh Quân điều phối, bên cạnh đó có sự tham dự của TS Phạm Long (đồng chủ biên công trình) và một số diễn giả, tác giả như: KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội; TS. KTS Lê Phước Anh - Chủ nhiệm khoa Kiến trúc, Đô thị và Khoa học bền vững, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN; Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn - Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN và họa sĩ Nguyễn Đức Hòa.

Cuốn sách cùng tên tọa đàm là một công trình nghiên cứu quan trọng cho thấy một bức tranh về sự vận động và thay đổi mang tính bước ngoặt nền nghệ thuật lẫn giáo dục nghệ thuật tại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Cuốn sách Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật do Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên.
Cuốn sách Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật.

Công trình góp phần khảo cứu, cung cấp thông tin lưu trữ sử học, báo chí nhằm làm sáng tỏ thêm sự ra đời, hình thành, phát triển của Trường Mỹ thuật Đông Dương (sau này là Trường Mỹ thuật và Nghệ thuật Ứng dụng), đặc biệt là xu hướng mở rộng giáo dục nghệ thuật cho các nghệ nhân, thợ cả.

Cùng tầng lớp thợ vẽ thuần túy thủ công và cổ truyền, là sự ra đời của họa sĩ, với sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân cao, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nghệ thuật Việt Nam và giáo dục nghệ thuật mang tinh thần khai phóng của phương Tây.

Đồng thời, cuốn sách làm rõ những đóng góp và ảnh hưởng của Trường Mỹ thuật Đông Dương đối với sự tiến bộ của toàn thể xã hội Việt Nam với nhiều lĩnh vực khác nhau trong nửa đầu thế kỷ XX và kéo dài tới ngày hôm nay, như học giả Đào Duy Anh đã nhận định trong Việt Nam văn hóa sử cương (1938) rằng “… Trong nghệ thuật sử nước ta, Trường ấy (tức Trường Mỹ thuật Đông Dương) có cái địa vị rất trọng yếu là làm trung tâm cho một cuộc cải tạo lớn”.

Cuộc cải tạo lớn đó, có sự tham gia song hành với các tổ chức văn hóa xã hội dân sự như Hội Khai Trí Tiến Đức, Hội Trí Tri, phong trào Nhà Ánh Sáng và phong trào Cải cách Y phục của Tự Lực văn đoàn trong thập niên 1930-1940, hay sự liên hợp nhuần nhuyễn với Khu Đấu xảo Hà Nội/Bảo tàng Maurice Long, tạo ra một hệ sinh thái nghệ thuật – không gian công nghiệp văn hóa sáng tạo, trong đó Trường Mỹ thuật Đông Dương như một hạt nhân làm nảy sinh mô hình. Mô hình này cũng là kết quả nỗ lực Victor Tardieu và một số nhân vật kiệt xuất (Crevost, Hoàng Trọng Phu, Jonchère...) của Đông Dương hồi đầu thế kỷ XX phối hợp xây dựng nên (với sự kết hợp các loại hình hoạt động giáo dục nghệ thuật chính quy, giáo dục bổ túc, bàng thính, phối hợp triển lãm và hội chợ, hợp tác bảo tàng, làng nghề, hoạ thất và trường mỹ thuật).

Đặc biệt, tác phẩm cũng đề cập tới một số nhân vật có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phục hưng nền nghệ thuật lẫn thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Phản ánh tính mở đường, tiên phong, thử nghiệm, không ngừng cải tiến, cải tổ để phù hợp với hoàn cảnh và thời thế thay vì cứng nhắc, bảo thủ, học phiệt, đặc biệt đề cao yếu tố bản địa, dân tộc.

Chia sẻ tại Tọa đàm, TS. Phạm Long, nhà nghiên cứu mỹ thuật, đồng chủ biên tác phẩm cho biết, lịch sử giáo dục nghệ thuật nói chung và lịch sử giáo dục nghệ thuật thị giác nói riêng ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ thời Pháp thuộc. Giáo dục nghệ thuật thị giác trên bình diện phổ thông và chuyên nghiệp đã được người Pháp thiết kế trong chương trình giáo dục công… Cuốn sách đặt Trường Mỹ thuật Đông Dương trong tiến trình giáo dục nghệ thuật thị giác thời thuộc địa qua hệ thống nghị định, báo cáo và tư liệu cho thấy những cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về ngôi trường đặc biệt này.

Theo ThS. Phạm Minh Quân, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN), hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, nhưng công trình này mang đến những tư liệu làm thay đổi nhận thức về lịch sử nghệ thuật ở Việt Nam. Tác phẩm nhìn về Mỹ thuật Đông Dương như một giai đoạn đặc biệt, tạo ra bước chuyển mình của nghệ thuật Việt Nam. Trước kia nghệ thuật trung đại Việt Nam có nghệ sĩ tập thể, khuyết danh, biểu hiện rõ nhất trong điêu khắc, kiến trúc. Tuy nhiên, dưới sự giáo dục của hàn lâm phương Tây đã xuất hiện hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Mỹ thuật Đông Dương còn được coi là di sản có giá trị đến hôm nay ở góc độ khai phóng trong giáo dục nghệ thuật…

Nhấn mạnh về vai trò và ý nghĩa của cuốn sách, KTS. Trần Huy Ánh -  Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội khẳng định, cuốn sách được coi là một công trình sử liệu.

Cuốn sách “Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật” dày 348 trang, khổ 16x24cm, do TS. Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên. Sách gồm 2 phần: Nghị định và báo cáo; Báo chí và bình luận giúp người đọc có cái nhìn đa chiều về lịch sử giáo dục nghệ thuật Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Công trình có ý nghĩa to lớn khi ra đời vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1924-2024).

 

Pháp lý xây dựng

Khám phá 5 công trình nổi bật của KTS Martin Rajniš

KTS. Martin Rajniš là một trong những người sáng lập Hội đồng Kiến trúc sư Séc và studio kiến trúc Huť architektury. Được biết đến với triết lý thiết kế gắn kết con người với thiên nhiên, sử dụng vật liệu bền vững và tôn vinh bản sắc địa phương. Ông đặc biệt chú trọng đến kết cấu gỗ sáng tạo và nguyên tắc xây dựng sinh thái. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam xin được giới thiệu với các độc giả 5 công trình tiêu biểu thể hiện rõ đặc trưng trong phong cách kiến trúc của KTS. Martin Rajniš.

Thìlà Bistro & Café - Một nét hoài niệm giữa lòng Đà Nẵng/3fconcept

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Đà Nẵng là một thành phố năng động, hiện đại, nhưng lại nằm giữa hai thị trấn lịch sử nhất của Việt Nam: Huế và Hội An. Sự tương phản giữa cũ và mới này chính là nguồn cảm hứng cho ý tưởng đằng sau ThiLa Bistro & Café. Nằm dọc theo Sông Hàn, ngay tại trung tâm nhộn nhịp của Đà Nẵng, ThiLa Bistro & Café không chỉ là một nhà hàng mà còn là một không gian kể một câu chuyện. Chúng tôi mong muốn tái hiện bản chất của kiến ​​trúc truyền thống Việt Nam, lấy cảm hứng từ những ngôi nhà rường ở Huế và những ngôi nhà ống ở Hội An. Đồng thời, chúng tôi đã truyền các yếu tố hiện đại thông qua việc sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng và thiết kế không gian.

8 nữ kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng trong suốt lịch sử

Các kiến ​​trúc sư nữ đã phải đấu tranh rất nhiều để có cơ hội bình đẳng trong thế giới kiến ​​trúc do sự hiện diện áp đảo của nam giới trong lĩnh vực này. Chỉ trong thế kỷ qua, phụ nữ trong ngành kiến ​​trúc mới bắt đầu được công nhận và tôn trọng vì những đóng góp của họ trong môi trường xây dựng. Để tôn vinh tháng lịch sử phụ nữ, chúng tôi muốn nêu bật một số phụ nữ đã có tác động và ảnh hưởng to lớn đến lịch sử kiến ​​trúc. Những người phụ nữ này đã giúp mở đường cho các thế hệ kiến ​​trúc sư nữ tương lai thông qua sự kiên trì, quyết tâm và lòng dũng cảm của họ. Chúng tôi vinh danh họ bằng cách kể câu chuyện của họ và tôn vinh công việc và ảnh hưởng của họ.

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng/HUNI Architectes

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Tòa nhà Trụ sở chính HTP đóng vai trò là trung tâm hành chính cho một khu công nghiệp tập trung vào CNTT ở phía bắc thành phố Đà Nẵng. Hình dạng tòa nhà lấy cảm hứng từ hình ảnh kỹ thuật động của các bánh răng chồng lên nhau, cũng như ý tưởng về công nghệ IT Cloud – tạo thành một vòng tròn chồng lên nhau của các chức năng trong mặt bằng, cho phép các không gian chung ở giữa cũng như các khoảng trống để thông gió tự nhiên.

Kiến trúc sư Marco Casamonti: Kiến trúc phải phản ánh tinh thần của địa phương và kết nối con người với không gian xung quanh

Kiến trúc được xem là “tấm gương” phản chiếu xã hội. Mỗi công trình đều mang theo dấu ấn của thời đại, phản ánh giá trị văn hóa, phong cách sống cũng như tâm lý tập thể của con người ở từng thời kỳ... Đây là một trong những thách thức lớn đối với giới kiến trúc sư (KTS) hiện nay là làm sao phải bảo đảm sự phù hợp, cân bằng giữa truyền thống và sự đổi mới.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi