Thúc đẩy ứng dụng vật liệu xanh trong mọi công trình

Thúc đẩy ứng dụng vật liệu xanh trong mọi công trình

(Vietnamarchi) - Mới đây, tại Đà Nẵng, Hội thảo “Phát triển vật liệu xanh - Thực trạng và xu hướng tiếp cận” đã được tổ chức. Tại hội thảo, các chuyên gia đã khái quát rõ hơn xu hướng phát triển vật liệu xanh và đánh giá thực trạng kết quả trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vào một số công trình trong thời gian qua…
16:21, 20/05/2025
Toàn cảnh Hội thảo. 

Còn nhiều thách thức đối với phát triển vật liệu xanh

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng (VLXD) Miền Trung - Tây Nguyên cho biết, hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường cùng với quá trình đô thị hóa nhanh đang diễn ra ngày một phổ biến, từ đó sự thay đổi các loại hình nhà ở tại các đô thị cũng đang được chú trọng đầu tư xây dựng và nhu cầu đầu tư xây dựng ngày càng tăng về số lượng và quy mô dự án. Đồng hành với sự phát triển đó, nhiều chính sách của Chính phủ được ban hành tạo hành lang pháp lý cho vật liệu xây dựng xanh phát triển áp dụng vào các công trình.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng (VLXD) Miền Trung - Tây Nguyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn những hạn chế trong việc phát triển các Vật liệu xây dựng (VLXD) xanh cũng như công trình xanh trong các giai đoạn vừa qua. Cụ thể là việc chưa có các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan thẩm quyền từ trình tự đến thủ tục đánh giá, chứng nhận sản phẩm về VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; chưa có các quy định bắt buộc về đánh giá, chứng nhận nhãn sản phẩm VLXD tiết kiệm năng lượng đối với các thiết bị sử dụng năng lượng; trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý, thiết bị, kỹ thuật xây dựng, điều kiện tiện nghi các công trình ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành để đạt tiêu chí “Net Zero”. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với nước ta để đạt được những mục tiêu đã cam kết vào năm 2050.

Từ những thực trạng trên, ông Nguyễn Cửu Loan - Phó Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng Miền Trung - Tây Nguyên cũng nhấn mạnh, hiện nay các chủ đầu tư còn khá e dè trong việc triển khai xây dựng “công trình xanh” bởi lo ngại chi phí thiết kế, chi phí VLXD ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường. Mặt khác, gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục chủ đầu tư về tính hiệu quả và tính bền vững của việc sử dụng vật liệu này. Sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong việc áp dụng các loại vật liệu xanh cũng là một trong những vấn đề đang phải đối mặt.

Theo TS. Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, rào cản lớn nhất chính là sự thiếu hụt thông tin minh bạch và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chưa đồng bộ. Hiện nay để đánh giá vật liệu xanh chúng ta đã có chứng nhận vật liệu xanh được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12555:2017 về Vật liệu xây dựng - Tiêu chí đánh giá vật liệu xanh, nhằm công nhận các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó có một số chứng nhận khác như Nhãn xanh Singapore cũng được công nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thiếu bộ tiêu chí nhãn xanh/nhãn sinh thái/vật liệu xanh, dẫn đến tồn tại không ít sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng đang lúng túng giữa muôn vàn lựa chọn, khó khăn trong việc phân biệt vật liệu xanh thực sự và các sản phẩm “giả xanh”. Người sản xuất rất khó bảo vệ sản phẩm dẫn đến những hạn chế trong phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, mặc dù về tổng thể, vật liệu xanh mang lại nhiều lợi ích, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với vật liệu truyền thống khiến nhiều người bao gồm cả nhà sản xuất và người tiêu dụng đều có tâm lý e dè trước những lợi ích dài hạn mà vật liệu xanh mang lại.

Đặc biệt, nhận thức của người tiêu dùng về yêu cầu bảo vệ môi trường, lợi ích của việc sử dụng vật liệu xanh liên quan đến sức khỏe con người vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đủ mạnh mẽ để tạo nên một sự đột phá cho thị trường. Người tiêu dùng vẫn chưa hiểu nhiều về vật liệu xanh, thường chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng và giá thành mà ít quan tâm đến tính thân thiện với môi trường của sản phẩm mình sử dụng. Nguyên nhân đến từ bản thân nhà sản xuất trong việc dành nguồn lực để cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích sản phẩm, cũng như thói quen sử dụng vật liệu truyền thống của người tiêu dùng. Đồng thời, thiếu những quy định nhằm cải thiện tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu xanh, thiếu các chế tài hoặc quy định trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường khi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng…

Việc phát triển và duy trì các nhà máy sản xuất vật liệu xanh đòi hỏi đầu tư lớn, từ máy móc hiện đại đến quy trình sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường, có nguồn nhân lực kỹ thuật đảm bảo chất lượng, nguồn cung nguyên liệu đảm bảo ổn định. Tuy nhiên do quy mô thị trường còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tham gia sản xuất vật liệu xanh chưa đủ hấp dẫn nên quy mô sản xuất vật liệu xanh trong nước còn khiêm tốn.

Điển hình của cá biệt còn có một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị chưa đồng bộ nên dẫn đến mẫu mã chất lượng sản phẩm chưa cao, không ổn định, thua kém về khả năng cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu. Việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xanh chưa được quan tâm đúng mức ở cả cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất. Đối với lĩnh vực xây dựng, khi đưa sản phẩm vào xây dựng thì không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật, vữa xây, vữa trát không đạt chất lượng. Tay nghề của thợ chưa được đào tạo dẫn đến chất lượng một số ít công trình chưa tốt làm tường bị nứt, tâm lý hoài nghi về sản phẩm, ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ.

Cuối cùng là việc thiếu hệ thống định mức về sản xuất, sử dụng vật liệu xanh trong công trình xây dựng; cơ chế chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh Việt Nam/vật liệu xanh...

 Giải pháp thúc đẩy sự phát triển vật liệu xanh

Ông Nguyễn Cửu Loan - Phó Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng Miền Trung - Tây Nguyên đề xuất giải pháp về thúc đẩy sự phát triển vật liệu xanh.

Đề xuất một số giải pháp về thúc đẩy sự phát triển vật liệu xanh, ông Nguyễn Cửu Loan - Phó Chủ tịch Chi hội Vật liệu xây dựng Miền Trung - Tây Nguyên cho biết, cần hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án sản xuất sản phẩm, VLXD tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức cho chủ đầu tư, nhà thầu và người sử dụng công trình.

Bên cạnh đó, cần bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho từng sản phẩm VLXD để có chứng nhận sản phẩm VLXD tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường; Xây dựng định mức, đơn giá, suất đầu tư để đưa các sản phẩm xanh sử dụng vào các dự án đầu tư công còn hạn chế...

Trong bài tham luận của TS. Đặng Việt Dũng tại Hội thảo, đã nêu rõ giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển vật liệu xanh ở Việt Nam. Cụ thể, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và thương mại hóa các nghiên cứu về vật liệu xanh. Tiến hành đánh giá và định vị trình độ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có vật liệu xanh. Xây dựng chiến lược có định hướng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất vật liệu xanh. Phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các starup về phát triển vật liệu. Tổ chức công bố và vinh danh các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm thành công vật liệu mới thân thiên môi trường tại các hội chợ về VLXD. Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sử dụng vật liệu xanh. Thực hiện đánh giá vật liệu xanh và công bố thường niên.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức: việc phát triển các loại VLXD xanh, thân thiện với môi trường đang dần trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng đến của ngành công nghiệp sản xuất VLXD. Cần có chính sách cụ thể và nguồn lực đủ mạnh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích về môi trường và sức khỏe của việc sử dụng vật liệu xanh, hướng dẫn người tiêu dùng về nhận biết về vật liệu xanh, từng bước thay đổi thói quen sử dụng vật liệu truyền thống gây ô nhiễm. Bên cạnh công tác tuyền truyền, bản thân các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng vật liệu xanh cũng cần có cam kết trách nhiệm về sản phẩm đưa ra thị trường. Cơ quan quản lý cần có chế tài nghiêm khắc với các đơn vị vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình khi cung cấp vật liệu xanh.  

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, mặc dù nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược cung cấp vật liệu xây dựng xanh như Quyết định 2442/QĐ‑TTg về phát triển vật liệu xây dựng xanh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1266/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục cần hoàn chỉnh các định mức kinh tế, kỹ thuật, hệ thống đánh giá chất lượng, chính sách bảo vệ người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp tiên phong phát triển và sử dụng vật liệu xanh, chính sách ưu tiên sử dụng vật liệu xanh tại các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Chính sách khuyến khích đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, chuyển đổi sang công nghệ sản xuất VLXD sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, Chính sách phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái chế từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường.

Pháp lý xây dựng

Biến “chất thải” thành “tài nguyên”

Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường (SCL) đã tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại để biến tro xỉ nhiệt điện - một loại chất thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng xanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Giá điện tăng cao, các doanh nghiệp xi măng chuyển mình thay đổi để tồn tại

Theo đó, từ ngày 10/5,giá điện bán lẻ binh quân tại Việt Nam chính thức tăng thêm 4,8%, lên mức hơn 2.204 đồng/kh (chưa bao gồm VAT). Việc giá điện tăng đã tạo sức ép lớn lên các ngành sản xuất, đặc biệt là xi măng là lĩnh vực vốn phụ thuộc nhiều vào điện năng.

LG ra mắt thế hệ máy giặt sấy mới với công nghệ LG AI DD™ 2.0 đột phá

Ngày 6/5, tại Hà Nội, thương hiệu LG Electronics chính thức giới thiệu thế hệ máy giặt mới nhất, bao gồm máy giặt sấy lồng ngang và máy giặt lồng đứng được tích hợp công nghệ LG AI DD™ 2.0 với khả năng “thấu cảm”. Sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh, hiệu quả và tiện nghi hơn cho người dùng.

Ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng giao thông và sản xuất vật liệu xây dựng

Trong khuôn khổ diễn ra Triển lãm Contech Hà Nội 2025, sáng 24/4, Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế Hà Nội Hadifa long trọng tổ chức hội thảo chủ đề "Công nghệ mới, thiết bị tiên tiến hiện đại cho xây dựng giao thông và sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD)".

Xi măng trong nước đồng loạt tăng giá bán

Một số doanh nghiệp xi măng trong nước mới đây vừa thông báo sẽ điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm do chi phí nguyên liệu đầu vào như than, điện, xăng dầu liên tục tăng cao. Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thua lỗ kéo dài, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong bối cảnh áp lực chi phí ngày càng lớn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi