Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

(Vietnamarchi) - Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…
20:53, 04/10/2024

Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại Phiên toàn thể, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong số các quốc gia luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra nhanh với mức tăng bình quân hàng năm trên 1%. Quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh cũng kéo theo những áp lực về nguồn cung tài nguyên, an ninh năng lượng, gia tăng chất thải, tác động đến môi trường và gia tăng các ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà phát biểu tại Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà phát biểu tại Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024.

Đứng trước những thách thức toàn cầu và của quốc gia, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển các công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng về cơ chế, chính sách; về Quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức các hội thảo giới thiệu, phổ biến văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn, công nghệ mới, vật liệu mới, tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực về tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, quản lý vận hành công trình để đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng, công trình xanh cho các địa phương.

Theo số liệu thống kê, đến hết Quý III/2024, số lượng công trình xanh trên cả nước đạt khoảng 500 công trình với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng trên 12 triệu m2. Số lượng công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (đến năm 2025 đạt 80 công trình xây dựng; đến năm 2030 đạt 150 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).

Ngoài việc tăng nhanh về số lượng, loại hình công trình đạt chứng nhận công trình cũng được mở rộng sang nhiều loại hình công trình, bao gồm cả công trình có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam trong thời gian qua cũng còn gặp nhiều khó khăn, rào cản như thiếu các chứng nhận về vật liệu xanh, vật liệu tiết kiệm năng lượng, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng và chuyên môn sâu về công trình xanh, nhận thức của một bộ phận chủ đầu tư, người sử dụng các sản phẩm, dich vụ về công trình xanh còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn vốn xanh cho các dự án công trình xanh hạn chế…

Đặc biệt, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển công trình xanh, trong thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành: Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy định về danh mục dự án xanh trong đó có các dự án công trình xanh. Quy định về danh mục dự án được tiếp cận nguồn tín dụng xanh. Nghiên cứu đề xuất quy định về dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng vào nội dung dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2025. Tổ chức triển khai và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, chủ đầu tư trong việc áp dụng các tiêu chí công trình xanh trong quá trình đánh giá, phân loại đô thị, phân hạng nhà chung cư, phát triển các dự án nhà ở xã hội theo tiêu chí công trình xanh…

Tại Phiên toàn thể, các tham luận đã được trình bày bao gồm:

Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính ngành Xây dựng tại Việt Nam

TS. Vũ Ngọc Anh – Vụ trường Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng

Phong trào Xây dựng Công trình xanh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới

Ông Douglas Snyder - Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam tham luận tại sự kiện

Dự báo cung – cầu và tương lai của các công trình, bất động sản xanh trước những cải cách về chính sách phát triển Công trình xanh

TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hiệp Hội môi giới bất động sản

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam

Phát triển Công trình xanh thông qua nguồn tín dụng xanh từ các ngân hàng thương mại

Bà Đỗ Ngọc Diệp – Quản lý chương trình Công trình xanh Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC

Cùng với đó tại Phiên toàn thể cũng đã diễn ra phiên tọa đàm, thảo luận trao đổi giữa các chuyên gia và trao giải thưởng Báo chí viết về Công trình xanh do Báo Xây dựng tổ chức nhằm thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các lợi ích to lớn của công trình xanh theo Chiến lược quốc gia về phát triển công trình xanh định hướng đến năm 2030.

Một số hình ảnh tại Phiên toàn thể:

TS. Vũ Ngọc Anh – Vụ trường Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường,
TS. Vũ Ngọc Anh – Vụ trường Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng trình bày tham luận "Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính ngành Xây dựng tại Việt Nam", tại Phiên toàn thể.
Ông Douglas Snyder - Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam
Ông Douglas Snyder - Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trình bày tham luận "Phong trào Xây dựng Công trình xanh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới", tại Phiên toàn thể.
TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hiệp Hội môi giới bất động sản
TS. Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hiệp Hội môi giới bất động sản trình bày tham luận "Dự báo cung – cầu và tương lai của các công trình, bất động sản xanh trước những cải cách về chính sách phát triển Công trình xanh", tại Phiên toàn thể.
TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam trình bày tham luận "Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình", tại Phiên toàn thể.
Bà Đỗ Ngọc Diệp – Quản lý chương trình Công trình xanh Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC
Bà Đỗ Ngọc Diệp – Quản lý chương trình Công trình xanh Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC trình bày tham luận "Phát triển Công trình xanh thông qua nguồn tín dụng xanh từ các ngân hàng thương mại", tại Phiên toàn thể.
Quang cảnh thảo luận tọa đàm tại Phiên toàn thể.
Quang cảnh phần thảo luận, tọa đàm tại Phiên toàn thể.

Trao giải viết về Công trình xanh

Trao giải viết về Công trình xanh

Trao giải viết về Công trình xanh
Phần lễ trao giải Báo chí viết về Công trình xanh tại Phiên toàn thể.

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin chi tiết về nội dung tham luận của các diễn giả trong Phiên toàn thể.

Pháp lý xây dựng

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, sáng 3/10, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo & Triển lãm Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 – Phiên Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề: “Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng”. Hội thảo do Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chủ trì.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi