Thừa Thiên  Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

(Vietnamarchi) - Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.
11:04, 09/11/2024

Ngôi nhà rường có lối kiến trúc nhà 2 tầng 2 gian, được xây dựng từ năm 1914  thuộc sở hữu của gia đình bà Phan Thị Diệu Liên. Trải qua hơn 100 năm, hiện nay, nhiều hạng mục của ngôi nhà như bộ khung gỗ tầng 2, hệ xương đỡ mái, hệ thống đà, mái ngói… đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng.

Đây là một trong những ngôi nhà thuộc danh mục nhà rường cổ tham gia Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế” được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 29/5/2024 và được phân loại nhà rường loại 1.

Qua khảo sát hiện trạng, Ủy ban nhân dân thành phố Huế đã quyết định hỗ trợ đầu tư trùng tu, tôn tạo ngôi nhà với tổng kinh phí tối đa 1 tỷ đồng và giao Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế làm chủ đầu tư. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành sau 150 ngày kể từ ngày khởi công.

Việc đầu tư trùng tu nhà rường cổ ở Bao Vinh nhằm gìn giữ, bảo vệ những giá trị đặc trưng của nhà rường cổ nơi đây, phát huy hiệu quả khai thác kinh tế tại phố cổ Bao Vinh, góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa Cố đô Huế.

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh